(Xây dựng) - Theo thống kê sơ bộ, tỷ lệ khách thuê chung cư làm văn phòng tại Thủ đô Hà Nội ước tính lên tới 60%. Trong khi đó, trung bình mỗi người mất khoảng 45 - 60 phút di chuyển giữa chỗ ở và chỗ làm việc mỗi ngày, chiếm hơn 12% tổng thời gian làm việc. Vì vậy, mô hình văn phòng đa năng hiện đại (còn gọi là căn hộ officetel) đang có nhiều sức hút đối với giới đầu tư bất động sản hiện nay.
Phù hợp với xu hướng khởi nghiệp của giới trẻ
Tại Hà Nội, cuộc “đổ bộ rầm rộ” của dòng căn hộ này bắt đầu từ năm 2016 với sản phẩm đầu tiên là chung cư officetel Hồng Kông Tower ở 243A Đê La Thành, gồm 2 tòa tháp cao 27 tầng. Với diện tích vừa phải, tiện nghi và giá mềm hơn căn hộ nhưng lãi suất cho thuê cao, đạt 8 - 12% một năm.
Anh Nguyễn Phong - một nhà đầu tư BĐS lâu năm tại Hà Nội nhìn nhận, so với những căn hộ thông thường, officetel có nhiều lợi thế vượt trội. Sở hữu một căn hộ officetel giúp chủ nhân có những phương án tiết kiệm chi phí và sinh lời hiệu quả dù lựa chọn phương thức làm văn phòng hay đầu tư cho thuê. Ngoài ra, việc lập văn phòng tại nơi ở sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.
Đơn cử như tại dự án EcoLife Capitol, một căn officetel khoảng 50m2, giá ước tính khoảng 1,4 tỷ đồng, chỉ cần thanh toán trước 700 triệu, chủ sở hữu hoàn toàn có thể cho thuê lại căn hộ với giá khoảng 10 - 12 triệu đ/tháng, lợi nhuận trên năm khoảng 120 - 144 triệu đồng, cao hơn nhiều so với lãi suất gửi ngân hàng thông thường.
Một báo cáo được Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam công bố hồi cuối năm ngoái cũng cho thấy, loại hình căn hộ văn phòng - officetel đã tăng trưởng mạnh mẽ, được giới đầu tư ưa chuộng và không ngừng bứt phá trong những năm tới.
Nếu như năm 2014, nguồn cung officetel mới chỉ ở mức dưới 600 căn, nhưng đến năm 2015 đã vọt lên 3.000 sản phẩm. Năm 2016 là thời điểm căn hộ văn phòng nở rộ, nguồn cung đội lên hơn 7.000 căn. Đến quý III/2017 Việt Nam ghi nhận tổng nguồn cung tích lũy đạt 8.433 sản phẩm, tức tăng gấp 14 lần so với cột mốc 2014.
Khảo sát trên thị trường Hà Nội, các dự án officetel nổi bật nhất năm 2017 có thể kể đến như The Manor, Soho C2 D’Capitale, Hongkong Tower hay loạt dự án khác của Vingroup như Vinhomes Green Bay Mễ Trì, Vinhomes Sky Lake Phạm Hùng, Vinhomes Metropolis Liễu Giai… cũng bổ sung cho thị trường Hà Nội một nguồn cung officetel không nhỏ.
Một ưu thế khác không thể phủ nhận của căn hộ officetel, đó là loại hình căn hộ này đem lại cuộc sống hiện đại, trẻ trung và tiện nghi, rất phù hợp với giới văn phòng và giới trẻ bắt đầu khởi nghiệp.
Hoàn thiện khung pháp lý cho officetel
Thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho biết, tính từ đầu năm đến 30/8, cả nước có hơn 87.000 DN thành lập mới. Cứ mỗi tháng có trên 10.000 DN mới ra đời. Đặc biệt trong tháng 4 có hơn 14.500 DN mới ra đời. Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng DN mới thành lập, nhất là có tới 95% DN mới thành lập là DN nhỏ và vừa. Đa số đây là DN trẻ và ở loại hình vừa và nhỏ, họ rất năng động và cần một môi trường hiện đại, sáng tạo như officetel.
TS Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài phân tích, nhu cầu về nhà ở và văn phòng tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM đang ngày một tăng, nhất là khi phong trào “khởi nghiệp” đang được phát động mạnh mẽ. Chính điều đó đã thu hút dòng vốn FDI vào BĐS, trong đó có officetel.
Thống kê của Focus Economics cũng cho thấy, từ năm 2013, Việt Nam đã nằm trong top 4 các nước Đông Nam Á nhận nguồn vốn FDI đăng ký cao nhất. Các DN FDI cũng là nhóm khách hàng lớn, đầy tiềm năng của phân khúc căn hộ cho thuê chất lượng tại các đô thị lớn. Đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội - nơi vừa đạt kỷ lục trong việc dẫn đầu cả nước vì thu hút vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2018.
Mặc dù hấp dẫn như vậy nhưng việc phát triển officetel không phải không có những rào cản. Là một loại hình BĐS mới, nên các quy định và chính sách đi kèm vẫn chưa có, điều này đang trở thành trở ngại cho mô hình này. Hiện mô hình BĐS này mới chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, chứ không phải nhà ở và không được đăng ký hộ khẩu thường trú nên từ đây những vấn đề liên quan đến pháp lý đã gây nhiều lo lắng, băn khoăn cho cả chủ đầu tư lẫn khách hàng. Vì thế, cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để loại hình BĐS này sớm vận hành ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội.
Vân Anh
Theo Báo Xây dựng
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn