Bán đảo Sơn Trà hiện đang trở thành điểm đến của rất nhiều gia đình có con nhỏ. Các bậc cha mẹ mong muốn con mình gần gũi hơn với thiên nhiên để hiểu, biết và yêu hơn môi trường sống tự nhiên.
Không chỉ các em nhỏ mà những người lớn cũng có thêm kiến thức về thiên nhiên sau khi đến bán đảo Sơn Trà. |
Trong chuyến đi cùng cô con gái 6 tuổi tham gia chương trình Hành trình Sơn Trà, vợ chồng anh Lê Tuấn Trung (trú tổ 74, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) đã có cơ hội tìm hiểu về thiên nhiên, cây cối ở bán đảo Sơn Trà.
Anh Trung chia sẻ: “Dù sống gần sát bán đảo Sơn Trà, nhưng chúng tôi chưa có cơ hội tìm hiểu về môi trường của động, thực vật nơi đây. Khi được các anh chị ở Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) hướng dẫn vị trí có thể ngắm voọc, tìm hiểu về các loại cỏ cây, hoa lá trên rừng, con tôi rất thích. Từ đó, cháu có thêm ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống...”.
Theo chị Lê Thị Trang, Phó Giám đốc GreenViet, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở bán đảo Sơn Trà mang ý nghĩa hết sức thiết thực, vì đây là một địa điểm tuyệt vời cho các em nhỏ. Nơi đây có hệ động, thực vật đa dạng và phong phú với hơn 1.000 loài thực vật và hơn 360 loài động vật (hơn 100 loài chim).
Đặc biệt, quần thể voọc chà vá chân nâu đã tạo được sức hấp dẫn riêng của Sơn Trà, đến đây các em có thể quan sát về đặc điểm tập tính, sinh thái của chúng…
“Chính vì sự thuận tiện này mà từ năm 2013, GreenViet đã giới thiệu về đa dạng sinh học Sơn Trà và các gia đình voọc ở đây với người dân thành phố Đà Nẵng để mọi người hiểu hơn về thiên nhiên...”, chị Trang cho hay.
Đến nay, GreenViet đã xây dựng và tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hành trình Tôi yêu Sơn Trà kết nối cho khoảng 3.000 người dân thành phố đến tìm hiểu đa dạng động thực vật Sơn Trà và quần thể voọc chà vá chân nâu; chương trình “Hiệp sĩ rừng Sơn Trà” đưa khoảng 100 em học sinh tiểu học và THCS quận Sơn Trà đến học tập tại Sơn Trà; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức “Chương trình tham quan thực tế ở bán đảo Sơn Trà cho giáo viên các trường THCS thành phố Đà Nẵng”; giới thiệu các buổi tuyên truyền về môi trường thiên nhiên tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố…
Bên cạnh hoạt động tìm hiểu về thiên nhiên tại Sơn Trà, các em nhỏ còn cùng nhau nhặt rác thải trên hành trình đi tham quan. Em Huỳnh Kim Yến, học sinh lớp 4, Trường tiểu học Hai Bà Trưng, quận Sơn Trà bày tỏ: “Được các thầy cô dẫn đi thực tế, chúng em hiểu rằng, mình phải có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến thiên nhiên”.
Nếu như năm 2013, GreenViet phải vận động cộng đồng tìm hiểu về Sơn Trà thì đến nay số người tham gia chương trình “Tôi yêu Sơn Trà” tăng lên rất nhiều. Đông đảo các gia đình, trường học mong muốn có cơ hội được đưa con em học sinh đến học tập, tìm hiểu thiên nhiên tại bán đảo Sơn Trà.
“Trong tất cả các chương trình trải nghiệm thiên nhiên ở Sơn Trà, thông điệp mà chúng tôi gửi đến người tham gia là hãy cùng nhau giữ vẻ đẹp của bán đảo Sơn Trà, tài sản quý của thành phố Đà Nẵng”, chị Trang nói.
Bài và ảnh: HÀ KHUÊ
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Hộ tái định cư được vay vốn trả nợ tiền sử dụng đất
- Địa ốc thêm nhiều thông tin ảm đạm
- “Băm nát” làng đại học Đà Nẵng
- Doanh nghiệp đề xuất chống bán phá giá bất động sản
- Không cho phép tách, nhập thửa trong Khu Di tích lịch sử - Làng văn hóa K20
- 'Bất động sản sẽ hồi sinh vào cuối 2013'
- Đà Nẵng xóa quy hoạch sân golf Đa Phước
- “SĂN” NHÀ, ĐẤT GIÁ RẺ !
- Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Bá Thanh yêu cầu kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch
- Nhân tố mới: Bóng hồng nơi xứ Quảng anh hùng
- Khó vay tiền quỹ phát triển nhà
- Chuyên gia hiến kế cứu 1 triệu tỷ đồng "chôn" ở bất động sản
- SAU 3 THÁNG THÍ ĐIỂM CẤP SỔ ĐỎ VỀ MỘT MỐI: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN BẮT ĐẦU LỘ RÕ
- “Phá băng” bất động sản
- Khởi tố đối tượng làm giả giấy tờ đất
- TÍN DỤNG THỜI KHỐN KHÓ!
- Xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản
- Ba giải pháp gỡ khó cho thị trường BĐS
- Công chứng viên phải giữ gìn đạo đức nghề nghiệp
- Sổ chủ quyền nhà đất và những cạm bẫy vô hình