Ngày 22-11, phát biểu tại hội thảo quốc tế “Đầu tư vào đô thị hóa bền vững” do UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức mạng lưới khu vực các chính quyền địa phương về quản lý định cư con người (CityNet) tổ chức, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cho biết, phát triển đô thị bền vững là một trong những ưu tiên của các thành phố hiện nay.
Đà Nẵng đã xây dựng những định hướng và có những chủ trương để hướng tới phát triển bền vững. Từ năm 2014, thành phố đã phê duyệt đề án xây dựng thành phố thông minh hơn với những lĩnh vực ưu tiên triển khai là giao thông, cấp nước, thoát nước, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thành phố kết nối thông minh hơn.
Trước đó, năm 2008 thành phố đã triển khai đề án Xây dựng thành phố môi trường với yêu cầu bảo đảm về các tiêu chuẩn môi trường nước, đất, không khí.
Tại hội thảo, UBND thành phố Đà Nẵng công bố danh mục 7 dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công-tư) gồm: cảng Liên Chiểu; khu liên hợp xử lý chất thải rắn; ga đường sắt mới và khu đô thị tích hợp; phát triển hạ tầng và công nghệ về giải pháp giao thông phi cơ giới; tàu điện Đà Nẵng - Hội An; xây dựng thành phố thông minh và dự án xây dựng mới các khu công nghiệp.
Ông Vijay Jagannathan, Tổng Thư ký, Ban Thư ký CityNet xác định nội dung của hội thảo “Đầu tư vào đô thị hóa bền vững” tại Đà Nẵng là tìm kiếm nguồn tài chính đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị một cách bền vững, tổng thể và có khả năng chống chịu về biến đổi khí hậu.
Ông Vijay Jagannathan nhấn mạnh, cơ sở hạ tầng là một thách thức lớn đối với quá trình đô thị hóa khi nhu cầu ngày càng tăng. Các cộng đồng đô thị phụ thuộc phần lớn vào quá trình quy hoạch đô thị hiệu quả cũng như khả năng tiếp cận với các dịch vụ công có mức chi phí hợp lý và có hiệu quả.
Nguồn lực về tài chính của thành phố rất cần thiết để giúp các đô thị trở nên bền vững, bao quát và có khả năng chống chịu.
Bên cạnh đó, các thành viên CityNet đã chia sẻ một số kinh nghiệm, trong đó, kinh nghiệm tìm nguồn tài chính đầu tư vào phát triển đô thị bền vững tại thành phố Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) là mô hình hay.
Đơn cử như việc Đài Bắc chọn việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch là một ưu tiên cho phát triển đô thị bền vững và đã đem lại hiệu quả. Dự án PPP ở Đài Bắc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư dự án, cung cấp thiết bị, vận hành khai thác.
Theo đó, lợi nhuận kinh doanh chia lại 10% đưa vào ngân sách của thành phố để phục vụ lợi ích cho người dân. Đây là mô hình đầu tư 4 P (Public Private Partner ship People) - tức là hợp tác công-tư nhấn mạnh thêm yếu tố con người để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó coi người dân là một đối tác hưởng lợi từ dự án.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- "Bội thực" nguồn cung condotel
- Tiếp dân khu vực Cồn Dầu: chủ trương hoán đổi cho mỗi hộ một lô ở gần khu vực Nhà thờ Cồn Dầu
- 'Tiền mất tật mang' khi mua nhà là tài sản chung
- Tư vấn chọn hướng nhà chung cư sao cho hợp phong thủy
- Đối thoại trực tuyến "Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất"
- Xây nhà hiện đại chỉ 350 triệu đồng cho vợ chồng trẻ
- Vốn ngoại 'tìm' khách sạn 3-4 sao tại Việt Nam
- ‘Chết’ vì mua nhà đất theo… tin đồn
- Dự án Công viên văn hóa, lịch sử Ngũ Hành Sơn: Dân bức xúc vì chậm giải tỏa
- Thị trường bất động sản: Lại giở chiêu lách luật bằng hợp đồng góp vốn
- Dân tài chính, ngân hàng làm gì khi BĐS nghỉ dưỡng “lên ngôi”?
- 17 yếu tố cần biết về phong thủy văn phòng
- Bế tắc việc cấp sổ hồng cho người mua nhà đất giấy tay
- Hàng trăm khách hàng dự ra mắt Sun Premier Village Kem Beach Resort
- Xem xét bơm thêm vốn cho vay tiêu dùng, mua nhà
- Phát triển khu du lịch Sơn Trà: Thống nhất, đồng thuận mới triển khai
- Dự án Sheraton tăng tốc về đích phục vụ APEC 2017
- Phê duyệt tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết TL1/500 Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng
- Nguồn thu từ bất động sản tăng cao
- Tập đoàn Vicoland ra mắt thương hiệu nghỉ dưỡng Risemount