ĐNO - Ngày 27-11, UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng cho phép địa phương được giữ lại toàn bộ diện tích đất tại sân vận động Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với các bên được thi hành án.
Sân vận động Chi Lăng được bán cho Tập đoàn Thiên Thanh của Phạm Công Danh. |
Theo công văn số 9227/UBND-STP ngày 27-11, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sân vận động (SVĐ) Chi Lăng - tài sản thi hành án với số tiền hơn 3.900 tỷ đồng trong vụ án Phạm Công Danh.
Theo đó, qua rà soát, thành phố Đà Nẵng nhận thấy những vi phạm trong quản lý Nhà nước về đầu tư, đất đai, xây dựng… đối với dự án khu phức hợp SVĐ Chi Lăng; tuy nhiên do đây là tài sản thi hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa nên không thể thu hồi lại khu đất này để khắc phục các sai phạm đã xảy ra trước đây.
Đồng thời, trong việc thi hành án liên quan đến quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng của thành phố cho thấy quá trình thi hành án có nhiều vướng mắc, sẽ kéo dài gây lãng phí nguồn lực của thành phố, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất, người được thi hành án, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của nhân dân Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, quá trình thi hành án kéo dài với những vướng mắc, bất cập sẽ phát sinh thêm nhiều hệ lụy về kinh tế-xã hội, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Do đó, cần phải sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết dứt điểm vụ việc.
Vì vậy, UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chính quyền Đà Nẵng được giữ lại toàn bộ diện tích đất tại SVĐ Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với các bên được thi hành án.
UBND thành phố Đà Nẵng sẽ chuyển trả toàn bộ số tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách khi được giao khu đất nói trên để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người sử dụng đất có đất đang bị thế chấp. Số tiền sử dụng đất UBND thành phố thực tế thu nộp ngân sách khi giao quyền sử dụng đất là 1.251 tỷ đồng.
Ngoài ra, hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam đều là dạng ngân hàng 100% vốn Nhà nước. Do đó, UBND thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xem xét kiến nghị của UBND thành phố Đà Nẵng để cho phép thành phố thỏa thuận với các ngân hàng nhằm thực hiện thay nghĩa vụ thi hành án của người sử dụng đất, đồng thời thu hồi lại các khu đất tại SVĐ Chi Lăng.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Bổ sung đối tượng mua nhà được vay vốn ưu đãi
- Mở bán những căn hộ cuối tại Hyatt Regency Danang Residences
- Gia hạn thời gian sử dụng tòa nhà Siêu thị Đà Nẵng cũ thêm 3 năm
- Khởi công xây dựng Khu phố chuyên doanh đường Lê Duẩn
- Bộ Tư pháp hướng dẫn việc xác định có quốc tịch Việt Nam
- Khung giá đất ở tăng lên 162 triệu đồng/m2 theo dự thảo nghị định
- VIB cho vay mua ôtô với lãi suất ưu đãi 7,99%/năm
- Ngành Xây dựng Đà Nẵng: Tập trung cao độ cho công tác quy hoạch phát triển
- Nhà cho người nước ngoài: Mở cả sở hữu và kinh doanh?
- Doanh nghiệp xây dựng được bảo lãnh vay vốn
- Nhà đất bất ngờ bán chạy trong tháng Ngâu
- Thị trường bất động sản vẫn nhiều rủi ro
- Thị trường nhà chung cư tiếp tục vắng khách
- Cho vay tiêu dùng: Bánh ngon, nhưng dễ nghẹn
- Khi tiêu chuẩn đáng sống trở thành động lực phát triển
- Họp Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (sửa đổi)
- Không giao dự án mới cho chủ đầu tư nợ sổ đỏ
- Tọa đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- 21 tỷ USD quy mô thị trường bất động sản Việt
- Ai cũng có quyền biết thông tin quy hoạch