ĐNO - Ngày 27-11, UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng cho phép địa phương được giữ lại toàn bộ diện tích đất tại sân vận động Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với các bên được thi hành án.
Sân vận động Chi Lăng được bán cho Tập đoàn Thiên Thanh của Phạm Công Danh. |
Theo công văn số 9227/UBND-STP ngày 27-11, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sân vận động (SVĐ) Chi Lăng - tài sản thi hành án với số tiền hơn 3.900 tỷ đồng trong vụ án Phạm Công Danh.
Theo đó, qua rà soát, thành phố Đà Nẵng nhận thấy những vi phạm trong quản lý Nhà nước về đầu tư, đất đai, xây dựng… đối với dự án khu phức hợp SVĐ Chi Lăng; tuy nhiên do đây là tài sản thi hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa nên không thể thu hồi lại khu đất này để khắc phục các sai phạm đã xảy ra trước đây.
Đồng thời, trong việc thi hành án liên quan đến quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng của thành phố cho thấy quá trình thi hành án có nhiều vướng mắc, sẽ kéo dài gây lãng phí nguồn lực của thành phố, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất, người được thi hành án, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của nhân dân Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, quá trình thi hành án kéo dài với những vướng mắc, bất cập sẽ phát sinh thêm nhiều hệ lụy về kinh tế-xã hội, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Do đó, cần phải sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết dứt điểm vụ việc.
Vì vậy, UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chính quyền Đà Nẵng được giữ lại toàn bộ diện tích đất tại SVĐ Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với các bên được thi hành án.
UBND thành phố Đà Nẵng sẽ chuyển trả toàn bộ số tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách khi được giao khu đất nói trên để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người sử dụng đất có đất đang bị thế chấp. Số tiền sử dụng đất UBND thành phố thực tế thu nộp ngân sách khi giao quyền sử dụng đất là 1.251 tỷ đồng.
Ngoài ra, hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam đều là dạng ngân hàng 100% vốn Nhà nước. Do đó, UBND thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xem xét kiến nghị của UBND thành phố Đà Nẵng để cho phép thành phố thỏa thuận với các ngân hàng nhằm thực hiện thay nghĩa vụ thi hành án của người sử dụng đất, đồng thời thu hồi lại các khu đất tại SVĐ Chi Lăng.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đa dạng nguồn cung nhà ở chất lượng cao
- Đà Nẵng: Bảng giá đất giảm tới 40%
- Đề nghị công bố hai dự án bãi đỗ xe ngầm
- Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Dự án tàu điện ngầm: Ga chính tại khu vực trước Nhà hát Trưng Vương
- Bán vàng mua đất: Nên hay không?
- Bắt "cò" chung cư thu nhập thấp
- XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ MỚI ĐIỆN NAM - ĐIỆN NGỌC
- Công chứng hợp tác chống giấy tờ giả
- Lãi suất cho vay 9,9%/năm
- Không nên bỏ quy định bắt buộc công chứng hợp đồng nhà, đất
- “Khai tử” tiền giấy 10.000 và 20.000 đồng
- Khách hàng nên chọn kênh đầu tư nào?
- Tổng kết thị trường BĐS tháng 9: Người mua rục rịch “xuống tiền”
- Thông tư số 140/2012/TT-BTC hướng dẫn kê khai miễn giảm thuế 2012
- Kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
- Nhà đất giá 'mềm' rục rịch bán mua
- Giá khởi điểm đấu giá một số lô, khu đất trên địa bàn thành phố
- Hà Nội: "Cò" ngân hàng khiến hàng chục hộ dân mất nhà
- Thị trường BĐS: "Cá bé" đang nuốt "cá lớn"?