ĐNO - Ngày 27-11, UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng cho phép địa phương được giữ lại toàn bộ diện tích đất tại sân vận động Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với các bên được thi hành án.
Sân vận động Chi Lăng được bán cho Tập đoàn Thiên Thanh của Phạm Công Danh. |
Theo công văn số 9227/UBND-STP ngày 27-11, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sân vận động (SVĐ) Chi Lăng - tài sản thi hành án với số tiền hơn 3.900 tỷ đồng trong vụ án Phạm Công Danh.
Theo đó, qua rà soát, thành phố Đà Nẵng nhận thấy những vi phạm trong quản lý Nhà nước về đầu tư, đất đai, xây dựng… đối với dự án khu phức hợp SVĐ Chi Lăng; tuy nhiên do đây là tài sản thi hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa nên không thể thu hồi lại khu đất này để khắc phục các sai phạm đã xảy ra trước đây.
Đồng thời, trong việc thi hành án liên quan đến quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng của thành phố cho thấy quá trình thi hành án có nhiều vướng mắc, sẽ kéo dài gây lãng phí nguồn lực của thành phố, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất, người được thi hành án, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của nhân dân Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, quá trình thi hành án kéo dài với những vướng mắc, bất cập sẽ phát sinh thêm nhiều hệ lụy về kinh tế-xã hội, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Do đó, cần phải sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết dứt điểm vụ việc.
Vì vậy, UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chính quyền Đà Nẵng được giữ lại toàn bộ diện tích đất tại SVĐ Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với các bên được thi hành án.
UBND thành phố Đà Nẵng sẽ chuyển trả toàn bộ số tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách khi được giao khu đất nói trên để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người sử dụng đất có đất đang bị thế chấp. Số tiền sử dụng đất UBND thành phố thực tế thu nộp ngân sách khi giao quyền sử dụng đất là 1.251 tỷ đồng.
Ngoài ra, hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam đều là dạng ngân hàng 100% vốn Nhà nước. Do đó, UBND thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xem xét kiến nghị của UBND thành phố Đà Nẵng để cho phép thành phố thỏa thuận với các ngân hàng nhằm thực hiện thay nghĩa vụ thi hành án của người sử dụng đất, đồng thời thu hồi lại các khu đất tại SVĐ Chi Lăng.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Khẩn trương thực hiện tái định cư tại quận Ngũ Hành Sơn
- Phiên họp lần thứ XV của Hội đồng thẩm định Đề xuất quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Bán rẻ căn hộ cũng khó
- Bắt giam một cò đất lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
- Cảnh báo rủi ro trong giao dịch bảo đảm
- BẤT ĐỘNG SẢN ĐÃ CHẠM “ĐÁY”?
- Triển khai bảo đảm tiến độ các dự án tại các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
- Đà Nẵng-Quảng Nam khơi thông sông Cổ Cò
- 1.723 tỷ đồng đầu tư đường Nguyễn Tất Thành nối dài và đường vành dai phía Nam
- Giá đất tái định cư các dự án trên địa bàn thành phố
- 420 tỷ đồng xây dựng hai cây cầu bắc qua sông Cổ Cò
- Thị trường bất động sản khó “tan băng”
- Thành lập Hội Công chứng TP.HCM
- Nhà đang thế chấp vẫn chứng tặng cho!
- Hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng từ ngày 7/5/2012
- Giấy tờ giả ám ảnh công chứng viên
- Lãnh đạo thành phố tiếp đoàn công tác Hội đồng công chứng Tòa thượng thẩm Douai (Cộng hòa Pháp)
- Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng: Dòng vốn đã chảy vào BĐS, VLXD?
- Rộ giấy tờ giả qua công chứng - Bài 3: Công an lơ là, bọn làm giả nhơn nhơn
- Rộ giấy tờ giả qua công chứng - Bài 2: Thiệt hại nặng, xử lý nhẹ