Thị trường bất động sản sụt giảm khiến lĩnh vực liên quan như vật liệu xây dựng gặp khó, sản xuất đình trệ. Tháo gỡ khó khăn cho bất động sản sẽ tác động tích cực dây chuyền đến các ngành kinh tế khác là nhận định của ông Lê Chí Hiếu - PCT Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM.
Thứ sáu, 12/10/2012, 13:49 GMT+7
Các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay cần triển khai ngay theo ông là gì?
ông Lê Chí Hiếu |
Chia nhỏ căn hộ đối với những dự án đã xây dựng và cho phép đầu tư những căn hộ diện tích nhỏ đối với các dự án mới được xem là giải pháp có tính khả thi rất cao nhưng vướng mắc như thế nào? Thưa ông.
Hiệp hội bất động sản Tp.HCM đã kiến nghị nhiều lần với Bộ Xây dựng về căn hộ nhỏ nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ở đây vướng quy định về cách thức khống chế dân số: trong một dự án chung cư được phân chia tỷ lệ 1-2-1, tức là 25% căn hộ nhỏ, 50% căn hộ trung bình và 25% căn hộ lớn nên doanh nghiệp không thể tập trung cho riêng căn hộ nhỏ được. Tôi cho rằng đây là quan niệm cần điều chỉnh, thực ra căn hộ lớn cũng không nhiều người ở vì cách sống tam đại đồng đường của người Việt đã thay đổi, hầu hết các bạn trẻ ở riêng nên chiếm số đông là hộ gia đình 2-3 người. Đầu tư xây dựng căn hộ nhỏ tôi nghĩ không gây áp lực về hạ tầng xã hội, doanh nghiệp thì dễ bán được hàng. Đối với dự án cũ xây dựng theo tỷ lệ 1-2-1 thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tách ra thành những căn hộ nhỏ hơn, tất nhiên việc tách ra sẽ có liên quan đến những vấn đề thủ tục giấy phép sửa đổi, cơ điện… Nhưng dù khó khăn doanh nghiệp vẫn sẵn sàng làm còn hơn ôm đống tài sản không bán được và muốn sửa thì rất nhanh: chỉ cần Bộ Xây dựng ra một thông tư là sửa được ngay.
Đối với doanh nghiệp bất động sản sẽ có những cơ hội nào trong khủng hoảng, thưa ông?
Khủng hoảng tạo ra nhiều nguy cơ nhưng nguy cơ thì bao giờ cũng có hai vế: nguy hiểm và cơ hội. Tình hình chung hiện nay là doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng, trong khi các yếu tố về nguồn nhân lực, công nghệ lại yếu kém. Thực tế là nhiều doanh nghiệp bất động sản đã lỗ hàng mấy trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, khủng hoảng là cơ hội để tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thích nghi với sự thay đổi để tồn tại. Để tăng năng lực cạnh tranh, tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải triển khai nhiều giải pháp cho điểm yếu nhất là nguồn vốn, cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác ngoài vốn ngân hàng với các phương thức: mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư tư nhân, tìm kiếm đối tác chiến lược, huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp…
Xin cảm ơn ông!
(Theo ĐĐK)
Các bản tin khác
- Cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
- Rắc rối từ CMND mới
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng nút giao thông khác mức ngã ba Huế theo hình thức BT
- Vay tiền mua nhà: Thận trọng khi ngân hàng "đại hạ giá"
- Đấu giá 17 khu đất mặt tiền
- Giá đất kêu gọi đầu tư mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh nối dài: 45,3 - 49,1 triệu đồng/m2
- LỐI RA CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- Làm quy hoạch đô thị: "Không để hậu thế trách giận tiền nhân"
- Điều chỉnh quy hoạch Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2050: Chọn hình mẫu Singapore
- GIÁ TRỊ THỰC TÒA NHÀ HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG
- Xây cầu đi bộ qua sông Hàn
- Khởi công Dự án Nhà ở xã hội liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Đà Nẵng
- Thẩm định 8 đồ án quy hoạch, kiến trúc
- Giá đất tái định cư khu dân cư An Cư 5
- Bất động sản chiếm 70% vốn FDI tại Đà Nẵng
- Chiêu câu khách của môi giới thời địa ốc ế ẩm
- Thống nhất chọn 05 địa điểm tái định cư thuộc Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- PHÁT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP GIẢ BÚT PHÊ, CHỮ KÝ CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY HÒNG TRỤC LỢI
- Phó thống đốc ngân hàng và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối thoại với doanh nghiệp: Sẽ bảo lãnh tín chấp đến 5.000 tỷ để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng
- Chính phủ sẽ ra tay "cứu" BĐS, chứng khoán