Thị trường bất động sản sụt giảm khiến lĩnh vực liên quan như vật liệu xây dựng gặp khó, sản xuất đình trệ. Tháo gỡ khó khăn cho bất động sản sẽ tác động tích cực dây chuyền đến các ngành kinh tế khác là nhận định của ông Lê Chí Hiếu - PCT Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM.
Thứ sáu, 12/10/2012, 13:49 GMT+7
Các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay cần triển khai ngay theo ông là gì?
ông Lê Chí Hiếu |
Chia nhỏ căn hộ đối với những dự án đã xây dựng và cho phép đầu tư những căn hộ diện tích nhỏ đối với các dự án mới được xem là giải pháp có tính khả thi rất cao nhưng vướng mắc như thế nào? Thưa ông.
Hiệp hội bất động sản Tp.HCM đã kiến nghị nhiều lần với Bộ Xây dựng về căn hộ nhỏ nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ở đây vướng quy định về cách thức khống chế dân số: trong một dự án chung cư được phân chia tỷ lệ 1-2-1, tức là 25% căn hộ nhỏ, 50% căn hộ trung bình và 25% căn hộ lớn nên doanh nghiệp không thể tập trung cho riêng căn hộ nhỏ được. Tôi cho rằng đây là quan niệm cần điều chỉnh, thực ra căn hộ lớn cũng không nhiều người ở vì cách sống tam đại đồng đường của người Việt đã thay đổi, hầu hết các bạn trẻ ở riêng nên chiếm số đông là hộ gia đình 2-3 người. Đầu tư xây dựng căn hộ nhỏ tôi nghĩ không gây áp lực về hạ tầng xã hội, doanh nghiệp thì dễ bán được hàng. Đối với dự án cũ xây dựng theo tỷ lệ 1-2-1 thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tách ra thành những căn hộ nhỏ hơn, tất nhiên việc tách ra sẽ có liên quan đến những vấn đề thủ tục giấy phép sửa đổi, cơ điện… Nhưng dù khó khăn doanh nghiệp vẫn sẵn sàng làm còn hơn ôm đống tài sản không bán được và muốn sửa thì rất nhanh: chỉ cần Bộ Xây dựng ra một thông tư là sửa được ngay.
Đối với doanh nghiệp bất động sản sẽ có những cơ hội nào trong khủng hoảng, thưa ông?
Khủng hoảng tạo ra nhiều nguy cơ nhưng nguy cơ thì bao giờ cũng có hai vế: nguy hiểm và cơ hội. Tình hình chung hiện nay là doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng, trong khi các yếu tố về nguồn nhân lực, công nghệ lại yếu kém. Thực tế là nhiều doanh nghiệp bất động sản đã lỗ hàng mấy trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, khủng hoảng là cơ hội để tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thích nghi với sự thay đổi để tồn tại. Để tăng năng lực cạnh tranh, tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải triển khai nhiều giải pháp cho điểm yếu nhất là nguồn vốn, cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác ngoài vốn ngân hàng với các phương thức: mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư tư nhân, tìm kiếm đối tác chiến lược, huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp…
Xin cảm ơn ông!
(Theo ĐĐK)
Các bản tin khác
- Xây dựng trường học quốc tế
- Tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai
- Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
- Dự kiến bỏ công chứng mua bán nhà đất: Rắc rối khi xảy ra tranh chấp
- Hai cấp xét xử vụ kiện mua bán nhà... trên giấy(?)
- Chính phủ đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân
- Có nên mua nhà, đất ở thời điểm này?
- Khác biệt khi mua nhà tại Canada và Việt Nam
- Những yếu tố cần thiết để ngôi nhà của bạn hợp phong thuỷ
- Đà Nẵng: Quy định mới về việc thu nợ tiền đất tái định cư
- Nhà đầu tư Hà Nội 'nhòm ngó' bất động sản miền Trung
- Đề nghị tăng diện tích tách thửa đất
- Quy định mới về thủ tục cấp GCN Quyền sử dụng đất
- Cấm chuyển nhượng đất nông nghiệp trên địa bàn quận Thanh Khê
- VinaLiving giới thiệu cụm biệt thự siêu cao cấp
- Thị trường BĐS tê liệt - Bài 2: Bong bóng chỉ xì chứ không nổ
- Xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền ở các đô thị
- Công nghệ làm giả giấy tờ đất
- Đất nền Đà Nẵng sốt giá
- Trưởng văn phòng công chứng kiện người bỏ vốn