Một số người bạn ở xa đến Đà Nẵng chơi mấy hôm. Tôi hỏi các bạn “muốn đi đâu đầu tiên”, ai cũng muốn lên Chùa Linh Ứng Sơn Trà. Ngôi chùa đặc biệt ở lưng chừng núi Sơn Trà ấy nổi tiếng không chỉ trong nước mà với cả với bạn bè quốc tế. Nhiều người còn nói, đến Đà Nẵng mà chưa lên Chùa Linh Ứng Sơn Trà thì xem như chưa đến...
Chùa Linh Ứng là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. |
Vậy là cả nhóm thuê vài chiếc xe máy để đi lên chùa. Từ trung tâm thành phố, chúng tôi chạy qua cầu Thuận Phước, đến chân núi Sơn Trà đã thấy Chùa Linh Ứng. Phía trước mặt chùa là tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát uy nghiêm, nhìn sang phải là những thảm bìm bìm xanh rợp lan xuống tận biển khiến ai cũng muốn dừng chân lưu lại vài tấm hình.
Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát tọa lạc giữa sân chính, cao 67m (tương đương tòa nhà 30 tầng) nên dù đứng ở đâu trong trung tâm thành phố cũng dễ dàng nhìn thấy. Tượng tựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như đang ban rải tình thương, làm mát dịu những khổ đau của chúng sinh...
Tại đây, khách du ngoạn có thể thắp hương lạy Phật Quán Thế Âm Bồ Tát xong bước vào gian chính điện. Hai bên lối vào là tượng 4 vị Thần Long Hộ Pháp và 18 tượng các vị La Hán. Mỗi vị mang một nét biểu cảm khác nhau khiến cho khung cảnh trở nên rất sinh động.
Gian chính điện Chùa Linh Ứng mang hơi hướng kiến trúc truyền thống vốn có của chùa Việt. Mái chùa uốn cong, lợp ngói xanh trúc dịu mắt. Những trụ cột được bao quanh bởi hình rồng uốn lượn, chạm trổ tinh xảo. Trước khi bước vào sảnh, mọi người đều phải cởi giày, dép ra để giữ gìn sự uy nghiêm, thanh tịnh của chùa và cũng là để cảm nhận cái mát rượi của thềm gạch dưới chân mình. Không gian rộng rãi trong chính điện là nơi tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Toàn bộ quần thể Chùa Linh Ứng nằm trên khoảng đất rộng 20ha mang hình con rùa, gồm nhiều hạng mục. Ngoài tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và chánh điện, còn có nhà Tổ, Giảng đường, Tăng đường, vườn tượng La Hán... Tất cả đều được xây dựng quy mô và hoành tráng, nhưng vẫn rất hòa hợp với cảnh quan xung quanh. Có lẽ, đây mới chính là điều thu hút du khách trong nước và quốc tế. Lên Chùa Linh Ứng Sơn Trà, bất kể là ngày thường hay ngày lễ, gần như chẳng bao giờ thấy cảnh chen lấn, xô đẩy, xả rác hay rải tiền lẻ. Chùa thanh tịnh và uy nghiêm khiến lòng người có mệt mỏi đến mấy, lên đến chùa cũng thấy nhẹ nhõm...
Nếu như khách du lịch đa phần đến Chùa Linh Ứng vào ban ngày, thì nhiều người dân Đà Nẵng vẫn thích lên vãn cảnh chùa vào buổi tối. Nếu chọn đúng vị trí đứng trên sân chùa, khi nhìn xuống sẽ thấy cảnh thành phố đèn sáng rực cả một góc biển đêm đen thẳm. Lắng tai nghe, có thể sẽ cảm nhận được tiếng máy chạy rì rì của những chiếc tàu đánh cá đêm, lẫn trong hương hoa sứ đại thơm thoang thoảng mà ngọn gió lành của núi và biển mang đến. Đối với nhiều người, không gian ấy khiến người ta tịnh tâm, quên đi những bộn bề của cuộc sống và hướng bản thân đến những điều tốt lành.
Bài và ảnh: PHONG LAN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Vốn ngoại đổ vào địa ốc
- Trên 96% diện tích đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất
- Kinh doanh BĐS: Phục vụ "thượng đế" còn lắm gian nan
- Khó có 'bong bóng' nhà đất
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Sếp lớn bất động sản nói gì về triển vọng thị trường?
- Xã hội hóa đầu tư khu Liên hợp thể thao
- Chưa vội định đoạt số phận sân Chi Lăng trong 5 năm tới
- Đà Nẵng mới chỉ bán được 24 căn hộ chung cư 12 tầng Nại Hiên Đông
- Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?
- Bồi thường thu hồi đất: Khác gì so với trước?
- Giá đất tái định cư một số khu dân cư trên địa bàn 2 quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu
- Giao dịch bất động sản giảm nhẹ trong tháng 9
- Thấp thỏm chờ di dời ga Đà Nẵng (2)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10-2015
- Sở Xây dựng TP.HCM thống nhất giảm nhiều thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Lý do người Đà Nẵng thích mua đất nền
- Ngũ Hành Sơn - Sự chuyển mình mạnh mẽ
- Hoà Xuân, “điểm nóng” mới của bất động sản Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại dự án Khu dân cư Bàu Mạc