Có lợi thế đường bờ biển dài và sở hữu những địa danh đẹp nổi tiếng, Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Tuy nhiên, ngành du lịch trong nước đang còn ở giai đoạn sơ khai, với rất nhiều tiềm năng có thể được khai thác trong tương lai.
- Sở hữu đường bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp trong “top” thế giới
Việt Nam là quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài hơn 3.200km, sở hữu nhiều địa danh nổi tiếng, nằm trong “top” đẹp nhất hành tinh như Vịnh Hạ Long (một trong 7 kỳ quan thế giới), Vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất hành tinh, theo xếp hạng của Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới) hay bãi biển Phú Quốc (đứng thứ 2 trong 20 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất ở Châu Á, theo ếp hạng của CNN)…
Đây là nguồn lợi tự nhiên quý giá, giúp Việt Nam thuận lợi trong phát triển các ngành nghề kinh tế biển như: đóng tàu, vận tải biển, cảng, khai thác thủy – hải sản… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, du lịch nghỉ dưỡng đang được đánh giá là ngành nghề mũi nhọn, đã làm thay da đổi thịt các tỉnh ven biển.
Theo Tổng cục Du lịch, lượt khách quốc tế đến Việt Nam tính chung cả năm 2017 đạt 12.922.151 lượt khách, tăng 29,1% so với năm 2016, tổng thu từ du lịch đạt hơn 510.000 tỷ đồng. Đặc biệt, chỉ trong 10 tháng năm 2018 đã đạt 12.821.647 lượt khách, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Bằng những con số kỳ tích chưa từng thấy, năm 2017, Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization) xếp thứ 6 trong 10 điểm đến du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á về tốc độ này.
Du lịch phát triển kéo theo nhu cầu lưu trú gia tăng. Điều này dẫn đến xu hướng đầu tư bất động sản cũng tăng theo, đặc biệt là bất động sản ven biển. Tuy nhiên, số lượng resort cao cấp tích hợp các dịch vụ vui chơi giải trí chưa đủ để đáp ứng và phục vụ lượng du khách khổng lồ trong và ngoài nước, nhất là vào những dịp lễ tết.
“Trong tương lai, dù có trở thành đặc khu hay không thì đây vẫn là những địa điểm thu hút đầu tư rất tốt. Đặc biệt, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang có nhiều lợi thế tăng trưởng phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển du lịch của Chính phủ và Nghị quyết của Bộ Chính trị, coi du lịch là một ngành mũi nhọn”. Đây là nhận định của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tại Họp báo, thông tin về Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018.
Đứng trước cơ hội và thử thách này, các “ông lớn” trong ngành bất động sản đã vào cuộc. Vingroup đi tiên phong đã đón đầu xu thế này nên việc xây dựng quần thể bao gồm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, casino, mua sắm để đáp ứng tiềm năng phát triển du lịch sắp tới là cần thiết.
Phú Quốc - điểm đến thu hút các nhà đầu tư
Phú Quốc được mệnh danh là “đảo ngọc” với những bãi biển trong xanh, bãi cát trắng trải dài. Với vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng, Phú Quốc chứng tỏ sức hấp dẫn của mình khi chỉ trong tháng 11-2018, hòn đảo này đã đón 360.362 lượt khách tham quan du lịch, tăng 62,4%; trong đó, khách quốc tế 32.399 lượt, tăng 9,6% so cùng kỳ năm 2017. Doanh thu đạt 472,9 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ vào sức hút của du lịch, cơ hội đầu tư vào Phú Quốc cũng đang dần mở ra với nhiều nhà đầu tư thông minh.
Trong định hướng phát triển của tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp và hiện đại của cả nước, khu vực và quốc tế; trung tâm thương mại, triển lãm - hội nghị hàng đầu của khu vực và hướng tới mở rộng thị trường toàn cầu.
Ngoài lợi thế về điều kiện thiên nhiên, Phú Quốc còn được đầu tư hạ tầng mạnh mẽ, khai thác đầy đủ tiềm năng du lịch, đưa Phú Quốc thành tâm điểm mới của khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể như: đường cao tốc Bắc Nam dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020; việc mở rộng sân bay Nội Bài đón từ 35 triệu lượt khách/năm thành 50 triệu lượt khách/năm. Đường bộ và đường sắt cũng đang đồng hành cùng du lịch, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam đang có kế hoạch tăng tốc độ 80-90km/h thay vì hiện nay là 60-70 km/h. Bên cạnh đó là kế hoạch kết nối đường bộ của Việt Nam với Thái Lan và Campuchia.
Làn sóng đầu tư đang tràn đến nhanh chóng đồng nghĩa với việc bất động sản ven biển Việt Nam đang “nóng” lên từng ngày. Thị trường bất động sản tại Việt Nam được xem như mảnh đất màu mỡ, tiềm năng cho các tập đoàn bất động sản trong và ngoài nước.
Điển hình là quần thể du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Vinpearl Phú Quốc của tập đoàn Vingroup. Với kinh nghiệm lâu năm trong phát triển và xây dựng quần thể nghỉ dưỡng có thể kể đến như khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, vườn thú safari, sân Golf…
Vinpearl đã góp phần thu hút một lượng lớn du khách, không chỉ khách trong nước mà còn có du khách quốc tế. Nơi đây đã mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho du khách cũng như hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến mang lại sự đột phá và bộ mặt mới cho Phú Quốc, và là cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Các bản tin khác
- Phê duyệt giá khởi điểm 4 khu đất mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà
- “Mua bán sáp nhập bất động sản vẫn rất sôi động”
- 8 điều Việt kiều cần lưu ý khi về nước mua nhà
- Danh sách ngân hàng được bảo lãnh dự án bất động sản
- Nhà ga mới Sân bay quốc tế Đà Nẵng: Khởi công xây dựng trong quý 4-2015
- Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố sẽ khánh thành vào cuối tháng 8
- Đà Nẵng thống nhất một số đồ án kiến trúc quy hoạch mới
- Đà Nẵng sẽ thay thế đèn LED chiếu sáng công cộng
- Giao dịch bất động sản tăng tốc trước tháng Ngâu
- Chuẩn bị tài chính để mua nhà như thế nào?
- HoREA: Để Việt kiều mua nhà cần cấp giấy chứng nhận gốc Việt Nam vĩnh viễn
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông tĩnh thành phố Đà Nẵng, tầm nhìn 2030
- Nhà dưới 1 tỉ đồng nhu cầu nhiều, bán chạy
- Đường Trần Cao Vân: Bình dị mà thân thuộc
- Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê
- Người Việt rục rịch về nước đầu tư nhà đất
- Hồ sơ nhà, đất trễ: Quy rõ trách nhiệm
- Mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước
- Luật Kinh doanh bất động sản: Làn gió mới và những điểm mờ
- Bất động sản Đà Nẵng có bị làm giá?