Động thái công bố giảm lãi suất của nhiều ngân hàng gần đây đã kéo theo nhiều đồn đoán bất động sản sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, bất động sản không nằm trong các lĩnh vực được ngân hàng giảm lãi suất.
Bất động sản không được ưu tiên giảm lãi suất
Mới đây, nhiều ngân hàng đã đồng loạt công bố giảm lãi suất cho vay trong năm 2019. Điển hình như Vietcombank công bố giảm ngay 0,5% lãi suất cho vay trong năm 2019. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam ở mức tối đa là 6%/năm, tương đương giảm 0,5 điểm % so với mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước, áp dụng cho tất cả các khoản vay đang còn dư nợ và các khoản vay mới phát sinh trong năm 2019. Ngân hàng này cũng giảm đồng loạt 0,5 điểm %/năm trong năm 2019, đối với các khoản vay trung dài hạn bằng VNĐ hiện tại của doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác như Agribank, Vietinbank, BIDV, VPBank... cũng quyết định giảm lãi suất cho vay mức phổ biến là 0,5 điểm %/năm, để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết: Việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay chỉ với các lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp khởi nghiệp.
Việc giảm lãi suất như vậy thể hiện các ngân hàng thương mại đồng hành với Chính phủ trong các lĩnh vực ưu tiên. Còn lĩnh vực bất động sản không nằm trong số những lĩnh vực ưu tiên này. Và việc ngân hàng giảm lãi xuất như vậy cũng không có tác động gì tới thị trường bất động sản.
Bất động sản sẽ tiếp cận tín dụng khó hơn trong năm 2019 |
Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Việt An Hòa, Chủ tịch SREC, việc giảm lãi xuất này chỉ ưu tiên một số lĩnh vực về sản xuất. “Chủ trương trong năm 2019 là hạn chế cho vay bất động sản. Tôi được biết hiện lãi xuất cho vay trong lĩnh vực bất động sản đang cao hơn 0,5 điểm % so với năm 2018”, ông Quang nói.
Bất động sản sẽ tiếp cận tín dụng khó hơn trong năm 2019
Theo ông Châu, không những không được giảm lãi suất mà tín dụng đối với bất động sản còn đang bị hạn chế. “Cái được ưu đãi là nhà ở xã hội còn chưa tiếp cận được nguồn vốn, nói gì tới các doanh nghiệp thương mại”, ông Châu chia sẻ.
Cùng với đó, việc thực hiện thông tư 16 của Ngân hàng Nhà nước năm 2018, từ ngày 1/1/2019, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng trần 40% vốn ngắn hạn, để cho vay trung hạn và dài hạn. Đây là một hạn chế đối về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Đồng nghĩa với việc lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực khó tiếp cận với tín dụng so với năm 2018 trở về trước.
“Do đó không có chuyện giảm lãi suất đối với lĩnh vực bất động sản, thậm chí còn tiếp cận khó hơn, tài sản thế chấp bị đánh giá thấp hơn, hệ số rủi ro mặc dù vẫn giữ ở mức 200% nhưng ngân hàng lại giảm tỷ lệ cho vay. Ví dụ trước đây tài sản thực là 100 tỷ thì chỉ được đánh giá là 60% tức là 60 tỷ. Rồi họ cho vay 60% của 60 tỷ đó, tức là được vay 36 tỷ.
Hiện tại tài sản đảm bảo thực chỉ được đánh giá khoảng 50%, và chỉ cho vay khoảng 50% trong số tài sản đảm bảo đã được đánh giá đó. Tức là có tài sản đảm bảo 100 tỷ cũng chỉ được vay 25 tỷ”, ông Châu chia sẻ.
Theo ông Châu, còn một vấn đề nữa đối với lĩnh vực bất động sản và đối với nền kinh tế nói chung là trần tín dụng tối đa trong năm 2019 không được quá 14%. Đồng nghĩa với việc tiếp cận tín dụng khó hơn. Các yếu tố trên cho thấy nguồn vốn tín dụng vào thị trường bất động sản năm 2019 được kiểm soát một cách chặt chẽ. Hệ quả là quy mô tín dụng có thể thấp hơn năm 2018.
“Dự liệu được vấn đề này, ngay từ đầu năm 2018 tôi đã có 8 khuyến nghị. Đến báo cáo số 168 vào cuối năm 2018, HoREA bổ sung 8 khuyến nghị này một cách chi tiết hơn. Tôi cũng có nêu cảnh báo của HoREA đối với lãnh đạo Trung ương cũng như TP.HCM. Đứng trước thực tế bất động sản TP.HCM cũng như cả nước đang gặp khó khăn thì tôi phải cảnh báo ngay”, ông Châu nói.
Còn theo ông Quang: “Việc lãi suất cao, ngân hàng lại hạn chế cho vay trong lĩnh vực bất động sản, dẫn tới việc một số doanh nghiệp triển khai dự án trong năm 2019 sẽ gặp khó khăn, nếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Thậm chí người đi mua nhà muốn vay tiền ngân hàng để mua cũng bị hạn chế”.
Mạnh Đức
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- EURO VILLAGE - LÀNG CHÂU ÂU
- Chuyên nghiệp để phục vụ tốt hơn
- Khẩn trương cấp “sổ đỏ” cho nhà ở xã hội
- Sử dụng quỹ đất quận Thanh Khê hợp lý, hiệu quả nhất
- Tháng 9, ôtô đồng loạt tăng giá mạnh
- Quyền sử dụng đất của người nước ngoài và Việt kiều
- Gặp khó với miễn thuế chuyển nhượng “căn nhà duy nhất”
- Đà Nẵng dẫn đầu về cải cách hành chính
- 5 sai lầm kinh điển của dân đầu tư đất nền
- Chuyển nhượng nhà đất duy nhất có thể không mất thuế
- Bảo lãnh bất động sản: Vừa làm vừa ‘mò’
- Môi giới địa ốc và 1.001 chiêu “thả con săn sắt, bắt cá sộp“
- Đà Nẵng rực rỡ pháo hoa chào mừng Quốc khánh
- Bứt phá ngoạn mục về quy hoạch đô thị
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020
- Tiền đổ vào dự án nhà cao cấp
- Biết luật, làm sổ đỏ sẽ bớt khó khăn
- Đường Nguyễn Hữu Thọ: Thênh thang, tràn đầy sức sống
- Rồi, bất động sản lại bắt đầu tăng giá!