Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ảnh minh họa |
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích 128.543 ha; phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm khu vực các địa phương và vùng kinh tế liền kề với thành phố Đà Nẵng.
Dự báo đến năm 2020 dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 1,6 triệu người (cả quy đổi), trong đó dân số chính thức đô thị khoảng 1,3 triệu người; dự báo đến năm 2030 dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 2,5 triệu người (cả quy đổi), trong đó dân số chính thức đô thị khoảng 2,3 triệu người.
Một trong những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng là soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2013, trên cơ sở: Đánh giá tình hình thực tiễn phát triển của thành phố Đà Nẵng; đánh giá các quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được lập và phê duyệt; rà soát định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội của thành phố.
Bên cạnh đó, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của khu vực, các cơ hội phát triển mới, đảm bảo định hướng phát triển cần phải hài hòa với yêu cầu chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, phát triển thành phố thông minh, thành phố phát triển bền vững.
Đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại bất cập về quá tải hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội; các vấn đề môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị, công trình cao tầng; bố trí các không gian công cộng cho dân cư đô thị và khách du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng xã hội theo hướng chất lượng cao và hiện đại.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật như đấu nối các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ; xác định hướng tuyến các đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua thành phố, đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, hệ thống các tuyến vận tải đường biển, đường sông; phát triển hệ thống hạ tầng đầu mối khu vực như: cấp nước sạch, cấp điện, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu đề xuất các khu vực tạo điểm nhấn kiến trúc để tạo bản sắc riêng cho thành phố Đà Nẵng. Đề xuất các quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển, làm cơ sở xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc trên địa bàn thành phố phù hợp theo từng giai đoạn, từng bước xây dựng hình ảnh đặc trưng cho quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố Đà Nẵng.
Phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện đại - thông minh
Về đánh giá thực trạng phát triển đô thị, trong đó, căn cứ tầm nhìn theo quy hoạch chung năm 2013 là “xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững”; để xây dựng tầm nhìn mới theo ý tưởng “Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện đại - thông minh, mang tính toàn cầu và có bản sắc, với các đặc trưng: Thành phố xanh; thành phố hiện đại - thông minh: có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ chế quản lý hiện đại, ứng dụng các công nghệ hiện đại trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0; thành phố toàn cầu: có khả năng và sức hút kết nối toàn cầu; thành phố có bản sắc riêng: đáng sống và đáng nhớ”.
Bên cạnh đó, đánh giá lợi thế và hạn chế do vị trí địa lý của thành phố; đánh giá bối cảnh tương quan quốc tế và khu vực, bối cảnh tương quan trong nước, bối cảnh vùng. Đánh giá xu thế phát triển của chuỗi đô thị ven biển tại miền Trung đối với quy hoạch và phát triển của thành phố Đà Nẵng; đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng thông qua các chỉ số kinh tế đô thị. Xác định cơ cấu nghề nghiệp, tỷ lệ dân số, lao động, tình hình phân bố dân cư, thu nhập, các hiện tượng dịch cư, các vấn đề do đô thị hóa.
Đồng thời, phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất. Phân tích cấu trúc phân bố các chức năng chính, cấu trúc cảnh quan, các khu vực nổi bật như cửa ngõ đô thị, các khu trung tâm, quảng trường, khu cây xanh, khu vui chơi giải trí, khu chức năng đặc thù, không gian ven biển. Đánh giá thực trạng phát triển của đô thị về đô thị hóa, không gian xanh, điểm nhấn kiến trúc, quản lý đô thị...
Đánh giá hiện trạng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường bao gồm giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước thải và quản lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang, bảo vệ môi trường,… trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch. Xác định những vấn đề còn tồn tại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại I.
Theo Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- Mua nhà xong, sao lại đóng thêm phí?
- Phát triển nhà ở và bất động sản - kinh nghiệm từ Nhật Bản
- Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) Bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi người mua nhà
- Nhà mua từ gói 30.000 tỷ đồng, có được phép bán?
- Ngày 25-12, khai trương phố chuyên doanh Lê Duẩn
- Phát triển quận Hải Châu thành đô thị kiểu mẫu hiện đại
- Khung giá “đất vàng” Hà Nội chính thức tăng gấp đôi
- Nhiều loại ôtô được giảm thuế từ 2015
- Đề xuất thí điểm bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sẽ có phố đêm sông Hàn
- Luật nhà ở sửa đổi làm nức lòng giới chuyên gia BĐS
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020
- Đà Nẵng là điểm đến mới thu hút nhất thế giới
- Xác định diện tích đất ở trong trường hợp có vườn ao
- Bung hàng đón người nước ngoài mua nhà
- Hơn 500 điểm khuyến mãi phục vụ người dân
- Lo ngại giá đất tăng
- Đà Nẵng: Thị trường bất động sản nội đô sôi động
- Quy định quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố
- M&A giúp thị trường BĐS phát triển ổn định