Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ảnh minh họa |
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích 128.543 ha; phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm khu vực các địa phương và vùng kinh tế liền kề với thành phố Đà Nẵng.
Dự báo đến năm 2020 dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 1,6 triệu người (cả quy đổi), trong đó dân số chính thức đô thị khoảng 1,3 triệu người; dự báo đến năm 2030 dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 2,5 triệu người (cả quy đổi), trong đó dân số chính thức đô thị khoảng 2,3 triệu người.
Một trong những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng là soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2013, trên cơ sở: Đánh giá tình hình thực tiễn phát triển của thành phố Đà Nẵng; đánh giá các quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được lập và phê duyệt; rà soát định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội của thành phố.
Bên cạnh đó, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của khu vực, các cơ hội phát triển mới, đảm bảo định hướng phát triển cần phải hài hòa với yêu cầu chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, phát triển thành phố thông minh, thành phố phát triển bền vững.
Đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại bất cập về quá tải hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội; các vấn đề môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị, công trình cao tầng; bố trí các không gian công cộng cho dân cư đô thị và khách du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng xã hội theo hướng chất lượng cao và hiện đại.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật như đấu nối các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ; xác định hướng tuyến các đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua thành phố, đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, hệ thống các tuyến vận tải đường biển, đường sông; phát triển hệ thống hạ tầng đầu mối khu vực như: cấp nước sạch, cấp điện, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu đề xuất các khu vực tạo điểm nhấn kiến trúc để tạo bản sắc riêng cho thành phố Đà Nẵng. Đề xuất các quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển, làm cơ sở xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc trên địa bàn thành phố phù hợp theo từng giai đoạn, từng bước xây dựng hình ảnh đặc trưng cho quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố Đà Nẵng.
Phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện đại - thông minh
Về đánh giá thực trạng phát triển đô thị, trong đó, căn cứ tầm nhìn theo quy hoạch chung năm 2013 là “xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững”; để xây dựng tầm nhìn mới theo ý tưởng “Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện đại - thông minh, mang tính toàn cầu và có bản sắc, với các đặc trưng: Thành phố xanh; thành phố hiện đại - thông minh: có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ chế quản lý hiện đại, ứng dụng các công nghệ hiện đại trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0; thành phố toàn cầu: có khả năng và sức hút kết nối toàn cầu; thành phố có bản sắc riêng: đáng sống và đáng nhớ”.
Bên cạnh đó, đánh giá lợi thế và hạn chế do vị trí địa lý của thành phố; đánh giá bối cảnh tương quan quốc tế và khu vực, bối cảnh tương quan trong nước, bối cảnh vùng. Đánh giá xu thế phát triển của chuỗi đô thị ven biển tại miền Trung đối với quy hoạch và phát triển của thành phố Đà Nẵng; đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng thông qua các chỉ số kinh tế đô thị. Xác định cơ cấu nghề nghiệp, tỷ lệ dân số, lao động, tình hình phân bố dân cư, thu nhập, các hiện tượng dịch cư, các vấn đề do đô thị hóa.
Đồng thời, phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất. Phân tích cấu trúc phân bố các chức năng chính, cấu trúc cảnh quan, các khu vực nổi bật như cửa ngõ đô thị, các khu trung tâm, quảng trường, khu cây xanh, khu vui chơi giải trí, khu chức năng đặc thù, không gian ven biển. Đánh giá thực trạng phát triển của đô thị về đô thị hóa, không gian xanh, điểm nhấn kiến trúc, quản lý đô thị...
Đánh giá hiện trạng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường bao gồm giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước thải và quản lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang, bảo vệ môi trường,… trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch. Xác định những vấn đề còn tồn tại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại I.
Theo Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- Ngân hàng cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo giao dịch mới
- Đất vi phạm vẫn có cơ hội được cấp Sổ đỏ
- Thủ tục làm Sổ đỏ 2019 - Toàn bộ hướng dẫn mới nhất
- Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa 63 tỉnh thành mới nhất
- Thống đốc NHNN lưu ý việc cấp tín dụng bất động sản, đặc biệt ở các nơi xảy ra sốt đất
- Siết giải ngân trực tiếp cho vay tiêu dùng, cần xem xét con số "khống chế" hợp lý hơn và lộ trình phù hợp
- Bảo đảm tiến độ thi công trạm xử lý nước thải và bãi đỗ xe thông minh
- Từ ngày 1-4-2019, áp dụng Thông tư 132 về chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
- Đà Nẵng có thêm 3 đường bay nội địa mới
- Đà Nẵng đang tiến tới thành phố thông minh
- Trưởng VPCC Bảo Nguyệt nhận bằng khen của chủ tịch VCCI
- Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Tín hiệu mừng
- Đà Nẵng tụt hạng chỉ số PCI do cán bộ quá thận trọng?
- “Trào lưu dọn rác” của hàng trăm bạn trẻ Đà Nẵng tại bãi đá đen
- Đà Nẵng muốn xây dựng dự án khu công nghệ thông tin tập trung 341ha tại Hòa Liên, trình Thủ tướng phê duyệt
- Đà Nẵng: Đề xuất đầu tư 7,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông phía bắc cầu Hòa Xuân
- Đà Nẵng: Điều chỉnh mở rộng lối xuống biển, thúc tiến độ nhiều dự án
- Động thổ và khánh thành nhiều công trình lớn tại Tây Bắc Đà Nẵng
- Thủ tướng chỉ đạo ổn định thị trường đất đai tại Đà Nẵng và Quảng Nam
- Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư 10 dự án hạ tầng giao thông