.
Tại Tọa đàm mùa Xuân 2019, đã có 2/8 dự án được UBND thành phố trao giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản với giá trị gần 160 triệu USD. Cụ thể, dự án mở rộng khu du lịch Xuân Thiều vốn đầu tư 100 triệu USD của Công ty Mikazuki (chuẩn bị khởi công vào ngày 28-3-2019) và dự án tháp ven sông, vốn đầu tư 56,387 triệu USD (tại phường Bình Thuận, quận Hải Châu), diện tích 3.125m2 của Công ty TNHH Đầu tư Sun Frontier. Đây là những dự án có tính dẫn dắt trong thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Công ty Mikazuki đầu tư dự án khu du lịch Xuân Thiều với vốn đầu tư 100 triệu USD dự kiến khởi công vào ngày 28-3-2019. |
Nguồn vốn đầu tư bất động sản (BĐS) đến từ Nhật Bản vào Đà Nẵng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp (DN) và tập đoàn kinh tế đã rời khỏi thị trường này. Tuy vậy, các DN Nhật Bản vẫn tự tin vào một thị trường vốn đã bật nhảy và đang cạn dần nguồn quỹ đất. DN Nhật Bản có những tầm nhìn theo cách của họ và lời giải theo cách riêng.
Sự hiện diện của nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng đến từ Nhật Bản ở Đà Nẵng diễn ra rất sớm với việc đầu tư khu nghỉ dưỡng Pulchra Resort Đà Nẵng của Công ty P&I. Công ty này sở hữu chuỗi các khu nghỉ dưỡng với thương hiệu Pulchra ở nhiều quốc gia.
Tại Đà Nẵng, Công ty P&I chọn dòng khách hàng riêng biệt. Khu nghỉ dưỡng Pulchra Resort Đà Nẵng có cung cách phục vụ khác biệt là không cung cấp các dịch vụ nghe nhìn như: ti-vi, Internet hay các trang thiết bị điện tử, điện lạnh cho khách hàng. Từ sự đặc trưng riêng này, khu nghỉ dưỡng Pulchra Resort Đà Nẵng luôn là cầu nối của giới DN, doanh nhân Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường đầu tư và phát triển kinh doanh tại thành phố.
Nhà đầu tư Nhật Bản đã nắm bắt mục tiêu Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ chất lượng cao và công nghệ cao, phát triển thành phố thông minh và bền vững. Cùng với đó, chủ trương của thành phố là tích cực thu hút dòng vốn chất lượng cao đến từ các quốc gia phát triển, trong đó có cộng đồng các nhà đầu tư Nhật Bản.
Việc giải quyết chỗ ở, sinh hoạt cho các nhà đầu tư Nhật Bản luôn là nhu cầu phát triển mới của thành phố; do đó, Công ty TNHH Đầu tư Sun Frontier (Nhật Bản) đã đầu tư 2 dự án vào lĩnh vực BĐS nhà ở cao cấp. Đây là DN vừa được thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư trên 56,3 triệu USD để xây dựng dự án tháp ven sông tại khu đô thị mới ven sông Hàn (khu vực đường 2-9).
Khu nghỉ dưỡng Pulchra Resort Đà Nẵng của công ty P&I có cung cách phục vụ khác biệt là không cung cấp các dịch vụ nghe nhìn như ti-vi, Internet hay các trang thiết bị điện tử, điện lạnh đến khách hàng. |
Theo quy hoạch, dự án có quy mô sử dụng đất 3.125m2, ranh giới sử dụng phía bắc giáp đường Lê Quý Đôn nối dài, phía nam giáp dự án khu dân cư, khách sạn - căn hộ; phía tây giáp đường quy hoạch 20,5m và phía đông giáp đường Bạch Đằng nối dài. Phần đất xây dựng tòa tháp chiếm 1.842m2, tương ứng 58,94% với 29 tầng làm căn hộ-khách sạn và 2 tầng hầm; phần diện tích còn lại 1.832m2 sử dụng làm công trình giao thông, cây xanh, sân nền.
Trước đó, Công ty CP BĐS Sun Frontier (Nhật Bản) đã đầu tư dự án căn hộ Hiyori Garden tại đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà. Dự án đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào khai thác với quy mô công trình cao 18 tầng, trên 600 phòng ngủ cùng các dịch vụ tiện ích theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Dấu ấn của nhà đầu tư BĐS đến từ Nhật Bản sau Công ty P&I và Công ty CP BĐS Sun Frontier là Công ty Mikazuki với dự án khu du lịch Xuân Thiều có vốn đầu tư 100 triệu USD. Dự án có diện tích 62.366m2 gồm 2 phân khu và chiều cao công trình xây dựng 19 tầng, mật độ xây dựng 25%. Ông Yoshimune Odaka, Chủ tịch Tập đoàn Mikazuki cam kết với thành phố sẽ tạo ra một khu du lịch - giải trí đẳng cấp 5 sao tại khu vực này.
Đánh giá về tầm nhìn đầu tư của DN, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cho rằng, đây là một dự án lớn, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển du lịch dịch vụ của thành phố, vừa tạo động lực cho khu vực ven biển phía đô thị tây bắc. Tính đến nay, Nhật Bản đã đầu tư trên 160 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 800 triệu USD. Đây là quốc gia có số dự án đầu tư lớn nhất tại Đà Nẵng. Việc đầu tư phát triển sản xuất gắn kết với đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị thông qua lĩnh vực BĐS cao cấp sẽ đưa DN Nhật Bản chủ động tiến xa khi làm ăn lâu dài tại thành phố.
Bài và ảnh: TRIỆU TÙNG
Theo Đà Nẵng online
Các bản tin khác
- Sôi động thị trường bất động sản
- Sắp khởi công tổ hợp du lịch, giải trí đẳng cấp tại Đà Nẵng
- Triển khai quy hoạch tổng thể khu vực phía Tây thành phố
- Sửa Thông tư 36 và giải pháp với “tổ kiến lửa”
- Tăng giá trị bồi thường đất thu hồi xây dựng hầm chui đường Trần Phú
- Thu nhập thấp mua nhà thế nào khi hết gói 30.000 tỷ?
- Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tiếp tục được giải ngân từ ngày 1-6
- Được tháo ‘vòng kim cô’, địa ốc thở phào
- Hoàn thành phần thô toà tháp thứ nhất Dự án Blooming Tower Đà Nẵng
- Cho vay gói 30.000 tỷ đồng: Tạm dừng giải ngân, chờ thông tư hướng dẫn
- Đường Phạm Cự Lượng - Con đường bằng lăng tím
- Nhà tái định cư: Mua khổ, bán cũng khổ
- Nhà phố thương mại lên cơn sốt: Xuất hiện hiện tượng ăn theo, đẩy giá
- Đà Nẵng: Cho phép chuyển nhượng dự án trong các KCN
- Xây dựng phố kinh doanh kiểu mẫu Phan Châu Trinh
- KĐT sinh thái Han River Village: Sống xanh giữa lòng Đà Nẵng
- Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính
- Phòng làm việc: Những điều nên và không nên làm
- BĐS Đà Nẵng "sốt" với khu đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế
- Nghỉ dưỡng giữa lòng thành phố