Da Nang IT Park xác định tầm nhìn trở thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất châu Á. Khi hoàn thành toàn bộ, Da Nang IT Park đạt mức doanh thu 1,5-3 tỷ USD/năm, thu hút 25.000 lao động trình độ cao.
Lễ khánh thành Khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung Đà Nẵng (Da Nang IT Park) đã diễn ra sáng nay dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Da Nang IT Park được thiết kế và vận hành theo mô hình Thung lũng Silicon trên diện tích 341 ha. Đây là khu CNTT tập trung lớn nhất cả nước đến thời điểm này.
Giai đoạn 1 của Da Nang IT Park đã hoàn thành xây dựng trên diện tích 131 ha với chi phí đầu tư 47 triệu USD.
Da Nang IT Park xác định tầm nhìn trở thành một trong những cộng đồng phát triển CNTT tốt nhất châu Á. Khi hoàn thành toàn bộ, Da Nang IT Park đạt mức doanh thu 1,5-3 tỷ USD/năm, thu hút 25.000 lao động trình độ cao.
Da Nang IT Park cung cấp dịch vụ cho các công ty CNTT với một số phân khu, gồm: Nghiên cứu-phát triển, đào tạo, vườn ươm, sản xuất và cung ứng dịch vụ CNTT, triển lãm, hội thảo, hạ tầng kỹ thuật-dịch vụ... Các ngành nghề thu hút đầu tư vào Da Nang IT Park là công nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số, nghiên cứu-phát triển và đào tạo...
Các doanh nghiệp CNTT đầu tư vào đây được miễn phí tiền thuê đất từ 5 - 50 năm, được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu.
TP. Đà Nẵng cũng hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện thủ tục hành chính theo dịch vụ một cửa và các khoản phí hành chính; mở điểm thông quan, hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh nhiều lần và thời gian phù hợp cho người nước ngoài; hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận tín dụng, tìm kiếm và tuyển dụng nhân lực chất lượng cao...
Theo Phó Thủ tướng, công nghiệp CNTT Việt Nam đã đạt doanh thu xấp xỉ 100 tỷ USD nhưng tỉ lệ lớn là phần cứng chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất. Còn công nghiệp phần mềm của Việt Nam, dù thuộc top 10 nước gia công phần mềm tốt nhất thế giới, cũng mới chỉ đạt 4,3 tỷ USD.
Vì thế, Chính phủ luôn chủ trương khuyến khích các tỉnh, thành phố, nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao và đầu mối giao thông lớn, chú trọng phát triển các khu công nghiệp phần mềm, khu công nghệ cao.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành tiếp tục hỗ trợ TP. Đà Nẵng cũng như Da Nang IT Park kêu gọi đầu tư, làm những việc cần thiết về cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp tìn thấy cơ hội phát triển.
"Thế giới xếp hạng 100 nước, chiếm 96% GDP toàn cầu, chia làm 4 nhóm về khả năng tiếp cận nền sản xuất mới thì Việt Nam ở nhóm thứ 4 cùng với 56 nước khác. Chúng ta không thể tiếp cận được cách mạng công nghiệp 4.0 nếu không có nhiều công trình, dự án phát triển CNTT, truyền thông, trở thành mắt xích quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Đây là hệ thống các trung tâm kết nối với các công viên phần mềm, khu CNTT, vườn ươm công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học để hình thành mạng lưới đổi mới sáng tạo nhằm tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thực chất, hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Các bản tin khác
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch
- Bất động sản 2019 “xuôi ngược” về đâu?