Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi UBND TP Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Nam cùng Bộ TN&MT, Bộ Tài chính về việc báo Tiền Phong phản ánh “sốt” giá đất ở TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Trước đó, ngày 8/3, báo Tiền Phong có loạt bài phản ánh về tình hình “sốt” đất ở Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam với nhiều chiêu trò thổi giá, các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ “vỡ trận”.
Văn phòng Chính phủ cho biết: Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ Tài chính có biện pháp để ổn định thị trường đất đai, ổn định tâm lý người dân, tranh nguy cơ “vỡ trận” như báo phản ánh.
Người dân vây dự án của Cty Bách Đạt An tại thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) để đòi sổ đỏ. Như Tiền Phong phản ánh, mới đây, UBND TP Đà Nẵng có báo cáo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn TP gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản. UBND TP Đà Nẵng cho biết, vấn đề đặt cọc trong mua bán bất động sản, trên địa bàn hiện có rất nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản tiến hành rao bán bất động sản khi chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật.
Qua kiểm tra, đa số các chủ đầu tư chưa ký kết hợp đồng mua bán bất động sản (có sẵn hoặc hình thành trong tương lai) mà thực hiện việc ký hợp đồng đặt cọc, giữ chỗ với khách hàng với đầy đủ các nội dung như một hợp đồng mua bán bất động sản (như đặc điểm bất động sản, tiến độ nộp tiền, …), sau đó khách hàng này tiến hành “chuyển cọc” qua nhiều khách hàng thứ cấp để “hưởng chênh lệch”. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, gây thất thu thuế của nhà nước, mà còn phát sinh nguy cơ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên việc kiểm tra, xử lý hết sức khó khăn do hợp đồng đặt cọc, giữ chỗ chỉ là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định pháp luật về dân sự. Do hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Ban chỉ đạo trình Chính phủ có ý kiến chỉ đạo vấn đề này.
Xô xát xảy ra tại khu vực dự án của Cty Bách Đạt An tại thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) vào ngày 15/3. Clip: Nguyễn Thành
Trong khi đó, tại Quảng Nam, giá đất cũng tăng đột biến. Tại trung tâm TP Tam Kỳ và các huyện, thị xã giá đất được đẩy lên cao, khiến giao dịch đất sôi động. Thậm chí có xã, 80% đất trồng cây lâu năm đã được người dân bán. Trước tình trạng này, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 06 yêu cầu UBND, các huyện, thị xã, TP tạm dừng mọi hoạt động tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các địa phương vùng Đông Quảng Nam.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng vừa giao cho cơ quan thanh tra tỉnh thanh tra toàn diện các dự án của Công ty Bách Đạt An tại khu vực “Nam Đà Nẵng” ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam). Việc thanh tra nhằm làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, trách nhiệm của Cty Bách Đạt An, chính quyền địa phương, của Ban quản lý đô thị mới, Sở Xây dựng, Sở TM&MT. Các dự án này là điểm “nóng” về tranh chấp quyền lợi liên quan đến đất đại tại 3 dự án do Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Cty Hoàng Nhất Nam (đơn vị phân phối) và hàng ngàn người dân đã đặt cọc tiên mua đất. Nhiều lần, người dân đã kéo vây trụ sở 2 cty, vùng dự án để đòi sổ đỏ nhưng sự việc vẫn chưa có hồi kết.
Các bản tin khác
- Dân chuộng đất nền hơn chung cư
- Liên minh công chứng quốc tế đánh giá cao sự minh bạch của công chứng Việt Nam
- Việt Nam sẽ gia nhập Liên minh công chứng quốc tế
- Đà Nẵng là thành phố tốt nhất để tìm việc
- Thị trường đất nền ấm dần
- Bán đấu giá 12 nhà công sản và công sở
- Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 15/07 đến 20/07
- Đà Nẵng - "thành phố ánh sáng" của Việt Nam
- Hành trình xây dựng thương hiệu du lịch
- Sôi động các dự án phía nam
- Thêm "kênh" giải phóng hàng tồn kho BĐS
- Đà Nẵng đề xuất Bộ Tài chính hỗ trợ lãi suất cho người dân nợ tiền sử dụng đất
- Sàn bất động sản dần vui trở lại
- Quy hoạch và kiến trúc đô thị: Bản sắc Đà Nẵng
- Xây dựng Đà Nẵng – “đô thị đáng sống” với những bản sắc riêng
- Thượng đế bình dân đang "cứu" BĐS
- M&A bất động sản tăng nhiệt
- Tổng rà soát lại quy hoạch
- Đà Nẵng có thêm 2 tuyến đường 1 chiều
- Cẩn trọng với chiêu mua nhà mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng