Sở Tư pháp TP.HCM đã cấm cửa các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất.
Trước tình trạng người dân mua bán nhà đất không giấy tờ thông qua việc thừa phát lại lập vi bằng cho các sự kiện, hành vi giao nhận tiền, giao văn bản... tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân, Sở Tư pháp TP.HCM đã cấm cửa các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất.
|
Trong khi đó, vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng chỉ có giá trị khi đã thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định. Giá trị của vi bằng chỉ là ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trong các trường hợp này là ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên nên vi bằng không có giá trị thay thế hợp đồng công chứng, chứng thực. Tức là vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua.
Theo điều 25 Nghị định số 135 của Chính phủ thì thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn nơi đặt văn phòng thừa phát lại. Một số trường hợp cụ thể có thể lập vi bằng như: xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà; xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật... Như vậy, căn cứ vào Nghị định số 135 thì Sở Tư pháp có quyền từ chối vi bằng do văn phòng thừa phát lại lập. Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo một lãnh đạo của Sở Tư pháp TP.HCM, từ trước đến nay trong giao dịch mua bán nhà đất nếu không có vi bằng, công chứng vẫn có thể mua bán bằng giấy tờ tay. Tuy nhiên, để tạo lòng tin hơn cho người mua nhà đất, các đối tượng bán nhà đất thường dùng hình thức lập vi bằng khi giao nhận tiền, khiến người dân nhầm lẫn mua bán bằng vi bằng có giá trị giống như công chứng.
Chính vì vậy, Sở Tư pháp TP.HCM, từng làm việc trực tiếp với trưởng các văn phòng thừa phát lại thậm chí có nhiều công văn gửi các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP cấm tất cả các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP không được lập vi bằng việc mua, bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận nền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời các văn phòng thừa phát lại không được lập vi bằng xác nhận sự kiện, hành vi liên quan đến đất đai, tài sản không có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật nhằm chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu cho người khác. Trong các trường hợp lập vi bằng, văn phòng thừa phát lại phải giải thích rõ, đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập cho người yêu cầu lập vi bằng biết, tránh để người yêu cầu lập vi bằng ngộ nhận vi bằng có giá trị như hợp đồng công chứng.
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp
- Phê duyệt nhiều dự án công cộng phục vụ người dân
- Quy hoạch mở rộng Công viên APEC
- Ủn ỉn BBQ: không chỉ để thưởng thức đồ nướng
- Phát triển du lịch phía Tây Bắc: Chưa khai thác hết tiềm năng
- Thu hồi dự án khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu làm công viên ven biển
- Cần khai thác cảnh quan đường Thăng Long
- Kinh nghiệm đầu tư nhà cho người nước ngoài thuê
- Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ bố trí hơn 3.400 tỉ đồng triển khai giai đoạn 1 cảng Liên Chiểu
- Bất động sản lại vào mùa tặng nhà, tặng xe...
- Thành lập Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà Đà Nẵng
- Nhộn nhịp ở phố chuyên doanh điện tử, kỹ thuật số
- Phố bích họa mới giữa lòng Đà Nẵng
- Dự báo mới về thị trường bất động sản
- Không phát triển dự án tái định cư và nhà ở công vụ
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quy hoạch cảng Liên Chiểu theo hướng hiện đại
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng cảng Liên Chiểu là vấn đề cấp bách, cần thiết
- Chuỗi thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp Risemount vươn tầm ra thế giới
- Đề nghị bố trí vốn đầu tư dự án cảng Liên Chiểu
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Kỳ cuối: Không thể không làm!)