Sở Tư pháp TP.HCM đã cấm cửa các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất.
Trước tình trạng người dân mua bán nhà đất không giấy tờ thông qua việc thừa phát lại lập vi bằng cho các sự kiện, hành vi giao nhận tiền, giao văn bản... tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân, Sở Tư pháp TP.HCM đã cấm cửa các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất.
|
Trong khi đó, vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng chỉ có giá trị khi đã thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định. Giá trị của vi bằng chỉ là ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trong các trường hợp này là ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên nên vi bằng không có giá trị thay thế hợp đồng công chứng, chứng thực. Tức là vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua.
Theo điều 25 Nghị định số 135 của Chính phủ thì thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn nơi đặt văn phòng thừa phát lại. Một số trường hợp cụ thể có thể lập vi bằng như: xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà; xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật... Như vậy, căn cứ vào Nghị định số 135 thì Sở Tư pháp có quyền từ chối vi bằng do văn phòng thừa phát lại lập. Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo một lãnh đạo của Sở Tư pháp TP.HCM, từ trước đến nay trong giao dịch mua bán nhà đất nếu không có vi bằng, công chứng vẫn có thể mua bán bằng giấy tờ tay. Tuy nhiên, để tạo lòng tin hơn cho người mua nhà đất, các đối tượng bán nhà đất thường dùng hình thức lập vi bằng khi giao nhận tiền, khiến người dân nhầm lẫn mua bán bằng vi bằng có giá trị giống như công chứng.
Chính vì vậy, Sở Tư pháp TP.HCM, từng làm việc trực tiếp với trưởng các văn phòng thừa phát lại thậm chí có nhiều công văn gửi các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP cấm tất cả các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP không được lập vi bằng việc mua, bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận nền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời các văn phòng thừa phát lại không được lập vi bằng xác nhận sự kiện, hành vi liên quan đến đất đai, tài sản không có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật nhằm chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu cho người khác. Trong các trường hợp lập vi bằng, văn phòng thừa phát lại phải giải thích rõ, đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập cho người yêu cầu lập vi bằng biết, tránh để người yêu cầu lập vi bằng ngộ nhận vi bằng có giá trị như hợp đồng công chứng.
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Dân chuộng đất nền hơn chung cư
- Liên minh công chứng quốc tế đánh giá cao sự minh bạch của công chứng Việt Nam
- Việt Nam sẽ gia nhập Liên minh công chứng quốc tế
- Đà Nẵng là thành phố tốt nhất để tìm việc
- Thị trường đất nền ấm dần
- Bán đấu giá 12 nhà công sản và công sở
- Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 15/07 đến 20/07
- Đà Nẵng - "thành phố ánh sáng" của Việt Nam
- Hành trình xây dựng thương hiệu du lịch
- Sôi động các dự án phía nam
- Thêm "kênh" giải phóng hàng tồn kho BĐS
- Đà Nẵng đề xuất Bộ Tài chính hỗ trợ lãi suất cho người dân nợ tiền sử dụng đất
- Sàn bất động sản dần vui trở lại
- Quy hoạch và kiến trúc đô thị: Bản sắc Đà Nẵng
- Xây dựng Đà Nẵng – “đô thị đáng sống” với những bản sắc riêng
- Thượng đế bình dân đang "cứu" BĐS
- M&A bất động sản tăng nhiệt
- Tổng rà soát lại quy hoạch
- Đà Nẵng có thêm 2 tuyến đường 1 chiều
- Cẩn trọng với chiêu mua nhà mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng