TTO - Việc TP Đà Nẵng thu tiền sử dụng đất với giá hiện hành theo quy định tại thời điểm trả nợ khiến nhiều hộ gia đình nợ tiền đất lo lắng, thậm chí khiến việc trả nợ tiền sử dụng đất ngày càng xa vời vợi.
Ngày 25-5, UBND TP Đà Nẵng cho biết vừa ban hành công văn số 3162 về việc xử lý vướng mắc về thu nợ tiền sử dụng đất tái định cư. Theo đó, thời gian thực hiện việc thu nợ tiền sử dụng đất tái định cư theo quy định tại công văn số 7315 ngày 31/8/2016 của UBND TP đến hết ngày 30-6-2019.
Kể từ ngày 1-7-2019 trở đi, toàn bộ nội dung công văn số 7315 ngày 31-8-2016 của UBND TP sẽ không còn hiệu lực thi hành và việc thu nợ tiền sử dụng đất tái định cư trên địa bàn TP Đà Nẵng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng, tính đến ngày 31-1-2019, tổng số hộ dân nợ tiền đất tái định cư và nằm trong diện phải nộp tiền theo khung giá mới là 7.189 hộ.
Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng cho biết theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất thì đối với hộ gia đình cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất thì phải trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm.
Sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ (giá đất hiện hành).
Việc thu tiền sử dụng đất với giá hiện hành theo quy định tại thời điểm tra nợ khiến nhiều hộ gia đình nợ tiền đất lo lắng, thậm chí là khiến việc trả nợ tiền sử dụng đất ngày càng xa vời vợi.
Theo ông Huỳnh Văn Hùng - chánh Văn phòng HĐND và UBND quận Sơn Trà, hiện quận có 1.336 trường hợp nợ tiền đất tái định cư quá hạn phải áp dụng giá đất mới.
Những gia đình này phần lớn là hộ giải tỏa, khó khăn, công ăn việc làm không ổn định nên họ mới nợ tiền đất quá hạn. Giá đất mới được áp dụng thì số tiền nợ của họ tăng vọt, chuyện trả nợ tiền đất cho nhà nước là vô cùng gian nan.
"Các hộ này gần đây là liên tục gửi ý kiến, đơn từ bày tỏ khó khăn của họ khi số nợ tiền đất tăng lên đột ngột và đề nghị số nợ tiền, nợ vàng quy từ tiền đất bị quá hạn thì nhà nước có chính sách hỗ trợ, chỉ tính tiền lãi quá hạn mà thôi. Quận cũng ghi nhận kiến nghị này để tổng hợp trình lên UBND TP xem xét", ông Hùng nói.
Còn ông Tô Văn Hùng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, thì cho biết: "Từ năm 2016, UBND TP Đà Nẵng nhận thấy việc người dân nợ tiền sử dụng đất tái định cư đã quá hạn 5 năm mà phải nộp theo giá đất hiện hành tuy đúng quy định nhưng đã gây khó khăn cho người dân.
Để giải quyết vấn đề này, UBND TP đã báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ để giải quyết vướng mắc việc thu nợ tiền sử dụng đất của người dân. Tuy nhiên, các kiến nghị của TP Đà Nẵng về việc giải quyết vướng mắc việc thu nợ tiền sử dụng đất đối với trường hợp được nhà nước giao đất tái định cư đến thời điểm này vẫn chưa được các bộ ngành và Chính phủ có ý kiến cụ thể, vì vậy UBND TP Đà Nẵng buộc phải làm theo đúng quy định pháp luật hiện hành".
Các bản tin khác
- Hoa mắt với cách tính lãi suất vay tiêu dùng
- Có nên mua nhà làm của để dành?
- Cuộc giằng co giữa cơ hội - rủi ro của thị trường địa ốc
- Ra mắt Trang thông tin điện tử về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng: Hơn 54 tỷ đồng đầu tư Công viên Thanh niên
- Bất động sản: Đón dòng tiền nước ngoài, kiều hối
- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
- Cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà trong các dự án bị cầm sổ đỏ
- Xem xét Dự án Công viên Thanh niên
- Thủ tướng chỉ thị lập kế hoạch sử dụng đất 2016- 2020
- Chuẩn bị 98 lô đất bố trí TĐC dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Học Bác thì hãy lặng lẽ hiến dâng
- Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định nhiều vấn đề trọng đại
- Hủy quyết định hỗ trợ lãi suất 10% tiền sử dụng đất
- Ai hưởng lợi khi bỏ giao dịch địa ốc qua sàn
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh nhất cả nước
- Thanh khoản thị trường bất động sản tăng gấp 3 lần
- Toàn cảnh Bảng giá đất năm 2015 của cả nước
- Tháo gỡ ách tắc trong mua bán chung cư
- Doanh nghiệp bất động sản rục rịch đón khách ngoại