TTO - Việc TP Đà Nẵng thu tiền sử dụng đất với giá hiện hành theo quy định tại thời điểm trả nợ khiến nhiều hộ gia đình nợ tiền đất lo lắng, thậm chí khiến việc trả nợ tiền sử dụng đất ngày càng xa vời vợi.
Ngày 25-5, UBND TP Đà Nẵng cho biết vừa ban hành công văn số 3162 về việc xử lý vướng mắc về thu nợ tiền sử dụng đất tái định cư. Theo đó, thời gian thực hiện việc thu nợ tiền sử dụng đất tái định cư theo quy định tại công văn số 7315 ngày 31/8/2016 của UBND TP đến hết ngày 30-6-2019.
Kể từ ngày 1-7-2019 trở đi, toàn bộ nội dung công văn số 7315 ngày 31-8-2016 của UBND TP sẽ không còn hiệu lực thi hành và việc thu nợ tiền sử dụng đất tái định cư trên địa bàn TP Đà Nẵng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng, tính đến ngày 31-1-2019, tổng số hộ dân nợ tiền đất tái định cư và nằm trong diện phải nộp tiền theo khung giá mới là 7.189 hộ.
Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng cho biết theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất thì đối với hộ gia đình cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất thì phải trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm.
Sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ (giá đất hiện hành).
Việc thu tiền sử dụng đất với giá hiện hành theo quy định tại thời điểm tra nợ khiến nhiều hộ gia đình nợ tiền đất lo lắng, thậm chí là khiến việc trả nợ tiền sử dụng đất ngày càng xa vời vợi.
Theo ông Huỳnh Văn Hùng - chánh Văn phòng HĐND và UBND quận Sơn Trà, hiện quận có 1.336 trường hợp nợ tiền đất tái định cư quá hạn phải áp dụng giá đất mới.
Những gia đình này phần lớn là hộ giải tỏa, khó khăn, công ăn việc làm không ổn định nên họ mới nợ tiền đất quá hạn. Giá đất mới được áp dụng thì số tiền nợ của họ tăng vọt, chuyện trả nợ tiền đất cho nhà nước là vô cùng gian nan.
"Các hộ này gần đây là liên tục gửi ý kiến, đơn từ bày tỏ khó khăn của họ khi số nợ tiền đất tăng lên đột ngột và đề nghị số nợ tiền, nợ vàng quy từ tiền đất bị quá hạn thì nhà nước có chính sách hỗ trợ, chỉ tính tiền lãi quá hạn mà thôi. Quận cũng ghi nhận kiến nghị này để tổng hợp trình lên UBND TP xem xét", ông Hùng nói.
Còn ông Tô Văn Hùng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, thì cho biết: "Từ năm 2016, UBND TP Đà Nẵng nhận thấy việc người dân nợ tiền sử dụng đất tái định cư đã quá hạn 5 năm mà phải nộp theo giá đất hiện hành tuy đúng quy định nhưng đã gây khó khăn cho người dân.
Để giải quyết vấn đề này, UBND TP đã báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ để giải quyết vướng mắc việc thu nợ tiền sử dụng đất của người dân. Tuy nhiên, các kiến nghị của TP Đà Nẵng về việc giải quyết vướng mắc việc thu nợ tiền sử dụng đất đối với trường hợp được nhà nước giao đất tái định cư đến thời điểm này vẫn chưa được các bộ ngành và Chính phủ có ý kiến cụ thể, vì vậy UBND TP Đà Nẵng buộc phải làm theo đúng quy định pháp luật hiện hành".
Các bản tin khác
- Đa dạng nguồn cung nhà ở chất lượng cao
- Đà Nẵng: Bảng giá đất giảm tới 40%
- Đề nghị công bố hai dự án bãi đỗ xe ngầm
- Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Dự án tàu điện ngầm: Ga chính tại khu vực trước Nhà hát Trưng Vương
- Bán vàng mua đất: Nên hay không?
- Bắt "cò" chung cư thu nhập thấp
- XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ MỚI ĐIỆN NAM - ĐIỆN NGỌC
- Công chứng hợp tác chống giấy tờ giả
- Lãi suất cho vay 9,9%/năm
- Không nên bỏ quy định bắt buộc công chứng hợp đồng nhà, đất
- “Khai tử” tiền giấy 10.000 và 20.000 đồng
- Khách hàng nên chọn kênh đầu tư nào?
- Tổng kết thị trường BĐS tháng 9: Người mua rục rịch “xuống tiền”
- Thông tư số 140/2012/TT-BTC hướng dẫn kê khai miễn giảm thuế 2012
- Kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
- Nhà đất giá 'mềm' rục rịch bán mua
- Giá khởi điểm đấu giá một số lô, khu đất trên địa bàn thành phố
- Hà Nội: "Cò" ngân hàng khiến hàng chục hộ dân mất nhà
- Thị trường BĐS: "Cá bé" đang nuốt "cá lớn"?