Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập có giá trị ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ khác. Lưu ý nên lập vi bằng trong các trường hợp sau để làm chứng cứ khi cần.
17 trường hợp nên lập vi bằng
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Điều 25 Nghị định 135/2013/NĐ-CP).
Theo đó, những trường hợp sau lập vi bằng là cần thiết:
Stt |
Nội dung |
1 |
Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà |
2 |
Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê |
3 |
Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm |
4 |
Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình |
5 |
Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật |
6 |
Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế |
7 |
Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông |
8 |
Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình |
9 |
Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu |
10 |
Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp |
11 |
Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra |
12 |
Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng |
13 |
Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh |
14 |
Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại |
15 |
Xác nhận mức độ ô nhiễm |
16 |
Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện |
17 |
Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… |
Giá trị pháp lý của vi bằng
17 trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ (Ảnh minh họa)
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp, có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng…
Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 135/2013/NĐ-CP.
Lưu ý,
- Vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực;
- Vi bằng không chứng nhận, xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, các giao dịch về nhà đất…
Các bản tin khác
- "Bội thực" nguồn cung condotel
- Tiếp dân khu vực Cồn Dầu: chủ trương hoán đổi cho mỗi hộ một lô ở gần khu vực Nhà thờ Cồn Dầu
- 'Tiền mất tật mang' khi mua nhà là tài sản chung
- Tư vấn chọn hướng nhà chung cư sao cho hợp phong thủy
- Đối thoại trực tuyến "Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất"
- Xây nhà hiện đại chỉ 350 triệu đồng cho vợ chồng trẻ
- Vốn ngoại 'tìm' khách sạn 3-4 sao tại Việt Nam
- ‘Chết’ vì mua nhà đất theo… tin đồn
- Dự án Công viên văn hóa, lịch sử Ngũ Hành Sơn: Dân bức xúc vì chậm giải tỏa
- Thị trường bất động sản: Lại giở chiêu lách luật bằng hợp đồng góp vốn
- Dân tài chính, ngân hàng làm gì khi BĐS nghỉ dưỡng “lên ngôi”?
- 17 yếu tố cần biết về phong thủy văn phòng
- Bế tắc việc cấp sổ hồng cho người mua nhà đất giấy tay
- Hàng trăm khách hàng dự ra mắt Sun Premier Village Kem Beach Resort
- Xem xét bơm thêm vốn cho vay tiêu dùng, mua nhà
- Phát triển khu du lịch Sơn Trà: Thống nhất, đồng thuận mới triển khai
- Dự án Sheraton tăng tốc về đích phục vụ APEC 2017
- Phê duyệt tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết TL1/500 Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng
- Nguồn thu từ bất động sản tăng cao
- Tập đoàn Vicoland ra mắt thương hiệu nghỉ dưỡng Risemount