TT - Dự án làng đại học Đà Nẵng với diện tích 300ha (nằm tại vùng giáp ranh của phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) đang bị “băm nát”.
Xót xa hơn là nhiều tỉ đồng đã được đổ ra ở vùng đất này để xây dựng hàng trăm căn nhà trái phép.
Vùng đất quy hoạch bị “băm nát” chia ra hàng ngàn lô bán làm nhà ở trái phép - Ảnh: Hữu Khá |
Một ngày giữa tháng 10, có mặt tại khu quy hoạch làng đại học Đà Nẵng ở xã Điện Ngọc, chúng tôi thấy vùng đất cát mênh mông giờ nhà cửa lấp kín, san sát. Ở đây đã hình thành các khu dân cư, người dân tự mở các con đường xương cá vào sâu trong rừng dương. Dân cư đổ về sống đông đúc, người ra vào tấp nập. Tại các khu đất trống đã phân lô, người dân vẫn tiếp tục lén lút xây nhà trái phép.
Ông Nguyễn Thành Biên (62 tuổi, sống lâu năm ở thôn Câu Hà, xã Điện Ngọc) nói chưa bao giờ ông chứng kiến tốc độ xây dựng khủng khiếp như thời gian qua. Trước đây cả thôn này chỉ có vài chục hộ, còn bây giờ người dân khắp nơi kéo về đây phân lô, xây nhà ở đông đúc.
Ông Biên cho biết khi các “cò” đất tung tin sắp sáp nhập vùng đất Câu Hà về TP Đà Nẵng thì giá đất ở đây tăng khủng khiếp. Theo ước tính của người dân, đã có vài trăm tỉ đồng được bỏ ra để mua đất, mở đường, xây nhà trái phép khiến quy hoạch tại ba thôn Tứ Hà, Câu Hà và Ngọc Vinh (cùng ở xã Điện Ngọc) bị phá vỡ hoàn toàn.
Điều đáng nói là để xảy ra tình trạng “băm nát” quy hoạch dự án làng đại học Đà Nẵng có sự tiếp tay của một số cán bộ địa phương. Theo phản ảnh của các hộ dân, khi họ đến tìm hiểu mua đất, người bán đất hứa sẽ “chạy” các loại giấy tờ để hợp thức hóa nhằm biến đất màu thành đất hợp pháp cho người mua.
Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Đích (43 tuổi, cán bộ ủy nhiệm thu xã Điện Ngọc) và ông Nguyễn Sơn (45 tuổi, công an viên xã Điện Ngọc) về hành vi “lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Đây là hai người có liên quan đến việc môi giới mua bán đất trái phép trong dự án làng đại học Đà Nẵng tại xã Điện Ngọc trong thời gian dài.
H.KHÁ - THẾ PHƯƠNG
Các bản tin khác
- RỦI RO TỪ TÀI SẢN THẾ CHẤP
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"