Các nhà đầu tư đang ồ ạt đổ vốn vào bất động sản du lịch ở các tỉnh có bờ biển đẹp để đón nguồn du khách trong và ngoài nước đến nghỉ dưỡng.
Việc chú trọng phát triển hạ tầng cùng với tài nguyên văn hóa, lịch sử, thiên nhiên phong phú đang là thế mạnh giúp du lịch Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm gần đây.
Những bờ biển đẹp trải dài ở Phú Quốc (Kiên Giang) đang thu hút các nhà đầu tư bất động sản du lịch. |
Theo thống kê của Tổng cục du lịch, chỉ tính riêng trong 3 năm (2015 - 2018), lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 2 lần, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cũng ở mức từ 30 - 40%/năm. Dự kiến năm 2019, du lịch Việt Nam sẽ đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách du lịch nội địa. Đây là những yếu tố góp phần thúc đẩy bất động sản du lịch phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Ông Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, cho biết: "Thị trường bất động sản du lịch Việt Nam đang có sự bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Không ít doanh nghiệp trước đây chỉ đầu tư bất động sản nhà ở hoặc kinh doanh lĩnh vực khác thì nay lại đang đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản du lịch. Điều này vô hình trung tạo nên một làn sóng phát triển rất sôi động của thị trường bất động sản du lịch ở khắp các địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và nghỉ dưỡng”.
Trong bối cảnh giá đất tại các khu đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội tăng cao, các chủ đầu tư bất động sản nắm xu hướng cũng dịch chuyển về các khu vực có bờ biển đẹp, tiềm năng du lịch và tăng giá bất động sản để mở dự án rầm rộ. Các vùng biển đang thu hút các nhà đầu tư mạnh mẽ bao gồm: Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết, Phú Quốc…
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch, cho hay hiện nay sức hấp dẫn đầu tư vào bất động sản du lịch chủ yếu là các loại hình khách sạn, resort, căn hộ khách sạn, biệt thự nghĩ dưỡng, shophouse hay khu phức hợp du lịch giải trí.
Tỉnh Bình Thuận cũng đang là khu vực "hot" về các dự án đầu tư bất động sản du lịch. |
Theo ông Hà Văn Siêu, chỉ trong thời gian ngắn, số lượng cơ sở lưu trú du lịch cả nước liên tục tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2011, cả nước có 13.756 cơ sở lưu trú du lịch với trên 256.000 phòng thì đến năm 2018 con số đã đạt 28.000 cơ sở với 550.000 phòng lưu trú. Như vậy, tốc độ tăng trưởng về quy mô phòng bình quân 12%/năm. Gần đây, các vùng biển đẹp của Việt Nam cũng xuất hiện thêm nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn nổi tiếng như: FLC, Mariot, Mepolitan, Anphanam… của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ghi nhận sự tăng trưởng cao của bất động sản du lịch trong thời gian qua, tuy nhiên các chuyên gia trong ngành bất động sản du lịch cũng lo lắng, bất động sản du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu cần khắc phục nếu muốn phát triển bền vững.
Ông Kai Marcus Schroter, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Du lịch và Khách sạn của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, cho biết: "Ở Việt Nam, các địa phương liên tục kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều các dự án casino, trường đua, thể thao… Mới đầu nghe thì thú vị, nhưng không thu hút vì khách sạn, resort phải cần có sự trải nghiệm văn hóa tại địa phương. Điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam hiện nay là chưa thật sự hấp dẫn du khách vì quy hoạch tổng thể của ngành du lịch vẫn rời rạc, thiết kế kiến trúc không đầy đủ, thiếu sự khác biệt, độc đáo. Bất động sản du lịch không cần đô thị hóa mà du khách đi du lịch cần bản sắc tự nhiên, bản sắc văn hóa vùng miền, do đó các địa phương khi kêu gọi đầu tư bất động sản du lịch nên trân trọng văn hóa điểm đến tại các địa phương để giữ chân du khách nước ngoài".
Du khách nước ngoài đến với Việt Nam từ sức hút văn hóa điểm đến. |
Ngoài điểm yếu về điểm đến, theo ông Kai Marcus Schroter, vấn đề ô nhiễm môi trường du lịch từ sau khi hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ồ ạt xuất hiện. “Tôi thấy người Việt Nam tỏ ra khá tự hào về các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, nhưng lại khá dè dặt khi nói về mặt trái của vấn đề môi trường tại đây. Theo tôi, Việt Nam phải cân bằng giữa đầu tư tư nhân và các hạ tầng công. Ở đó, không nhất thiết là có sân bay, cao tốc… mà có thể đầu tư vào hệ thống xử lí nước thải, rác thải… hướng tới môi trường du lịch xanh, sạch để phát triển du lịch bất động sản bền vững”, ông Kai Marcus Schroter cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, làm bất động sản du lịch không phải dễ. Ở phân khúc này, cần những nhà đầu tư có năng lực tài chính, có trình độ chuyên môn cao, biết kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội... để vừa phát triển hạ tầng, vừa kết hợp làm du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài đến với Việt Nam nhiều hơn.
Theo Báo Tin tức
Các bản tin khác
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)
- Mua nhà, mua thêm cảm xúc!