Sáng 1-7, tại bến xe buýt nằm ở đoạn giao giữa đường Như Nguyệt và đường Bạch Đằng (P.Thuận Phước, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng), Sở GTVT TP Đà Nẵng tổ chức lễ khai trương hoạt động thêm 6 tuyến xe buýt công cộng trợ giá trước sự chứng kiến của các vị lãnh đạo TP, sở, ban, ngành, quận, huyện và đông đảo người dân.
Lễ cắt băng khai trương 6 tuyến xe buýt trợ giá mới. |
“Phủ sóng” toàn TP
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở GTVT TP cho biết: Thực hiện Quyết định số 8087/QĐ-UBND của UBND TP về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Đà Nẵng, trong đó, mục tiêu đến năm 2020, xe buýt đảm nhận hơn 458.000 chuyến/ngày, chiếm tỷ lệ 12% và đến năm 2025 đảm nhận hơn 837.098 chuyến/ngày, tháng 12-2016, Sở GTVT TP đã khai trương hoạt động 6 tuyến xe buýt công cộng trợ giá và Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 là đơn vị trúng thầu thực hiện 6 tuyến xe buýt này kết nối khu vực trung tâm TP (Q.Hải Châu) với các khu vực như: Q.Liên Chiểu, Bến xe phía Nam (H.Hòa Vang), Làng Đại học Đà Nẵng (Q. Ngũ Hành Sơn), Công viên Biển Đông, đường Hoàng Sa (Q. Sơn Trà). Từ tháng 7-2019, Sở GTVT TP tiếp tục đưa vào hoạt động thêm 6 tuyến xe buýt công cộng trợ giá mới, gồm: tuyến R4A từ Cảng Sông Hàn – Hòa Tiến (H.Hòa Vang), tuyến R6A từ Bến xe Trung tâm – Khu du lịch Non Nước, tuyến R14 từ Công viên 29-3–Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, tuyến R15 từ Bến xe Trung tâm – Thọ Quang, tuyến R16 từ Kim Liên – Trường Cao đẳng Việt Hàn và tuyến R17A từ Cảng Sông Hàn - Trung tâm Hành chính H.Hòa Vang.
Như vậy đến nay, TP có tổng cộng 12 tuyến xe buýt công cộng trợ giá, “phủ sóng” toàn bộ TP, tạo thành mạng lưới giao thông công cộng bao phủ các hướng và đi qua khu vực trung tâm TP đến tất cả các quận, huyện nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. “Việc phát triển mạnh mẽ hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thời gian qua đã tạo thói quen sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân bằng xe máy đối với nhiều người dân, góp phần đảm bảo TTATGT, chống ùn tắc giao thông và ngăn ngừa TNGT trên địa bàn TP”, ông Lê Văn Trung chia sẻ thêm.
Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ và Giám đốc Sở GTVT TP Lê Văn Trung đi “mở hàng” xe buýt trợ giá. |
Chủ tịch TP đi “mở hàng” xe buýt trợ giá
Cũng như 6 tuyến xe buýt trợ giá trước đây, thời gian hoạt động của 6 tuyến xe buýt trợ giá mới là từ 5 giờ 30 đến 21 giờ hàng ngày với tần suất 10 phút/chuyến vào giờ cao điểm và 20 phút/chuyến vào thời điểm bình thường. Giá vé đi xe buýt như sau: 5.000 đồng/lượt, vé tháng dành cho hành khách được ưu tiên có giá 45.000 đồng/người/tháng và không ưu tiên có giá 90.000 đồng/người/tháng. Đặc biệt, để tiếp tục khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, TP quyết định miễn phí 100% vé xe buýt trong 30 ngày đầu hoạt động kể từ ngày khai trương đối với 6 tuyến xe buýt trợ giá mới…
Khi hay tin TP khai trương các tuyến xe buýt trợ giá mới, trong đó, có tuyến Cảng Sông Hàn – Trung tâm Hành chính H.Hòa Vang, ông Trần Văn Châu, trú P.Thuận Phước (Q.Hải Châu), làm công nhân tại một nhà máy ở Khu công nghiệp Hòa Cầm (nằm trên lộ trình tuyến xe buýt này), bộc bạch: “Có tuyến xe buýt này, từ nay, tôi sẽ không sử dụng xe máy để đi làm mà đi bằng xe buýt cho an toàn, thuận tiện, lại tiết kiệm chi phí, nhất là đảm bảo sức khỏe vì ngồi trên xe buýt có điều hòa mát mẻ, không phải đi dưới trời nắng trời mưa, bụi bặm như khi đi xe máy”. Trên các chuyến xe buýt trợ giá khai trương ngày 1-7 có nhiều vị khách đặc biệt đi “mở hàng”, trong đó, có ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đã đánh giá: xe buýt trợ giá Đà Nẵng mới, nội thất tiện nghi, rộng rãi, mát mẻ, sạch sẽ, xe chạy êm thuận, an toàn, giá rẻ… Để đảm bảo cho hệ thống xe buýt trợ giá trên địa bàn TP vận hành thông suốt, phục vụ người dân “đi đến nơi về đến chốn” thuận tiện, an toàn, thoải mái, ông Lưu Văn Toàn, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 – đơn vị trúng thầu thực hiện xe buýt trợ giá, cam kết: “Trong quá trình hoạt động vận tải, chúng tôi luôn quán triệt, giáo dục CBCNV, nhất là các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của Sở GTVT TP, của Công ty, nhất là tinh thần, thái độ phục vụ phải văn minh, lịch sự, chu đáo, tận tình và tận tâm”. Đại diện đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xe buýt công cộng trợ giá trên địa bàn TP Đà Nẵng, ông Đặng Năm Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều hành Đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng Đà Nẵng (Datramac) nêu quyết tâm: "Datramac sẽ quản lý, vận hành hệ thống xe buýt công cộng trợ giá tại Đà Nẵng với các tiêu chí thân thiện - hiện đại - thuận tiện - an toàn để mang đến cho nhân dân TP một dịch vụ giao thông công cộng với chi phí rẻ, tiện lợi, an toàn và chất lượng nhất, góp phần xây dựng TP Đà Nẵng văn minh, hiện đại, xứng đáng TP đáng sống".
PHÚ NAM
Theo báo CA TP Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Mua nhà xong, sao lại đóng thêm phí?
- Phát triển nhà ở và bất động sản - kinh nghiệm từ Nhật Bản
- Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) Bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi người mua nhà
- Nhà mua từ gói 30.000 tỷ đồng, có được phép bán?
- Ngày 25-12, khai trương phố chuyên doanh Lê Duẩn
- Phát triển quận Hải Châu thành đô thị kiểu mẫu hiện đại
- Khung giá “đất vàng” Hà Nội chính thức tăng gấp đôi
- Nhiều loại ôtô được giảm thuế từ 2015
- Đề xuất thí điểm bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sẽ có phố đêm sông Hàn
- Luật nhà ở sửa đổi làm nức lòng giới chuyên gia BĐS
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020
- Đà Nẵng là điểm đến mới thu hút nhất thế giới
- Xác định diện tích đất ở trong trường hợp có vườn ao
- Bung hàng đón người nước ngoài mua nhà
- Hơn 500 điểm khuyến mãi phục vụ người dân
- Lo ngại giá đất tăng
- Đà Nẵng: Thị trường bất động sản nội đô sôi động
- Quy định quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố
- M&A giúp thị trường BĐS phát triển ổn định