Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu. Mới đây, Bộ Tư pháp đã đề xuất 7 trường hợp không được chứng thực chữ ký.
Theo Điều 14 Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, các trường hợp sau không được chứng thực chữ ký:
1- Những văn bản có nội dung liên quan đến các giấy tờ đã được cấp theo quy định của pháp luật như:
- Văn bản tự khai hoặc cam kết liên quan đến các sự kiện hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận cha, mẹ, con);
- Văn bản cam đoan, cam kết, xác nhận liên quan đến ngành nghề đăng ký kinh doanh, bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận sức khỏe, lý lịch tư pháp…
2- Giấy ủy quyền liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo;
Đây là 2 trường hợp mới được Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung tại Dự thảo này.
3- Giấy ủy quyền liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với bất động sản tại Việt Nam.
Hiện nay, trường hợp này được nêu tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nhưng chưa cụ thể, rõ ràng.
4- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
5- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo;
6- Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch (trừ trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản);
7- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
7 trường hợp không được chứng thực chữ ký (Ảnh minh họa)
Ấn định cụ thể phí chứng thực chữ ký
Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo mới là phí chứng thực chữ ký được ấn định 10.000 đồng/trường hợp thay vì quy định tại một Thông tư khác của Bộ Tài chính như hiện nay.
Phí chứng thực chữ ký được tính theo từng trường hợp, trường hợp ở đây được hiểu là mỗi lần chứng thực chữ ký đối với một hoặc nhiều chữ ký trên 01 giấy tờ, văn bản.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị H yêu cầu UBND xã A chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông lấy 01 bản thì UBND thu 10.000 đồng, lấy 03 bản thì thu 30.000 đồng.
Trường hợp chị H lấy 01 bản chứng thực chữ ký và 02 bản sao từ bản chính thì tính phí 10.000 đồng và 02 bản sao tính theo phí chứng thực bản sao từ bản chính.
Dự thảo này được thông qua sẽ thay thế Thông tư 20/2015/TT-BTP hiện nay.
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Kênh đầu tư bất động sản dịp cuối năm
- Đất nền đang sôi động, có nên đầu tư vào lúc này?
- Giá đất tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố
- Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Chung cư Vicoland bàn giao sổ hồng cho cư dân
- Bàn giao 3.333m2 đất quốc phòng để xây dựng tuyến đường du lịch
- Bất động sản Đà Nẵng ồ ạt “lách luật” chào bán ra thị trường
- Lưu ý 5 điều này khi đầu tư bất động sản để tránh rủi ro
- Lùi thời đểm áp dụng quy định ghi tên thành viên gia đình vào sổ đỏ
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12
- Những nhân tố giúp dự án Kim Long City Liên Chiểu hút nhà đầu tư
- BĐS Tây Đà Nẵng: Cần chọn đúng mặt để gửi vàng
- Ba Na Hills Golf Club giành cú đúp tại giải Golf thế giới
- Đà Nẵng: Khởi công xây dựng khách sạn 4 sao bên bờ sông Hàn
- Nước rút trên thị trường bất động sản cuối năm: Kẻ hụt hơi, kẻ ‘cứu doanh thu’
- [Infographic] Đô thị thông minh: Động lực xây dựng xã hội hiện đại
- Đà Nẵng chỉ đạo dừng giao dịch bất động sản tại bán đảo Sơn Trà
- Thị trường bất động sản náo nhiệt những tháng cuối năm
- Tập trung hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030
- Vinaconex 25 hợp tác cùng Brightland triển khai dự án tại Làng Đại học Đà Nẵng