Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu. Mới đây, Bộ Tư pháp đã đề xuất 7 trường hợp không được chứng thực chữ ký.
Theo Điều 14 Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, các trường hợp sau không được chứng thực chữ ký:
1- Những văn bản có nội dung liên quan đến các giấy tờ đã được cấp theo quy định của pháp luật như:
- Văn bản tự khai hoặc cam kết liên quan đến các sự kiện hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận cha, mẹ, con);
- Văn bản cam đoan, cam kết, xác nhận liên quan đến ngành nghề đăng ký kinh doanh, bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận sức khỏe, lý lịch tư pháp…
2- Giấy ủy quyền liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo;
Đây là 2 trường hợp mới được Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung tại Dự thảo này.
3- Giấy ủy quyền liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với bất động sản tại Việt Nam.
Hiện nay, trường hợp này được nêu tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nhưng chưa cụ thể, rõ ràng.
4- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
5- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo;
6- Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch (trừ trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản);
7- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
7 trường hợp không được chứng thực chữ ký (Ảnh minh họa)
Ấn định cụ thể phí chứng thực chữ ký
Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo mới là phí chứng thực chữ ký được ấn định 10.000 đồng/trường hợp thay vì quy định tại một Thông tư khác của Bộ Tài chính như hiện nay.
Phí chứng thực chữ ký được tính theo từng trường hợp, trường hợp ở đây được hiểu là mỗi lần chứng thực chữ ký đối với một hoặc nhiều chữ ký trên 01 giấy tờ, văn bản.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị H yêu cầu UBND xã A chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông lấy 01 bản thì UBND thu 10.000 đồng, lấy 03 bản thì thu 30.000 đồng.
Trường hợp chị H lấy 01 bản chứng thực chữ ký và 02 bản sao từ bản chính thì tính phí 10.000 đồng và 02 bản sao tính theo phí chứng thực bản sao từ bản chính.
Dự thảo này được thông qua sẽ thay thế Thông tư 20/2015/TT-BTP hiện nay.
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Tọa đàm "Xúc tiến đầu tư BĐS Đà Nẵng"
- Chính phủ thống nhất mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất
- Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng nghiên cứu kỹ lưỡng về dự án hầm sông Hàn
- Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm cơ hội đầu tư bất động sản tại Đà Nẵng
- Xây dựng hầm chui qua giao lộ Trần Thị Lý - Duy Tân
- Phân khúc bất động sản nào đang sinh lời tốt hàng đầu?
- Coco Ocean-Spa Resort- Condotel độc đáo xứng tầm đầu tư 2017
- Bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch hầm chui qua sông Hàn
- Savills lạc quan với thị trường khách sạn Đà Nẵng
- Tranh cãi việc có hay không Đà Nẵng ngưng xây hầm chui sông Hàn
- Ưu đãi đặc biệt cho bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group tại Phú Quốc
- Thơ chế hài hước nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Trao quyền kinh tế cho phụ nữ, GDP có thể tăng 10%
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3
- 10 LÝ DO NÊN MUA DỰ ÁN NAM HOÀ XUÂN SUNGROUP
- Bất động sản năm nay tiếp tục “cất cánh”?
- Cocobay ‘oanh tạc’ thị trường với Coco Ocean-Spa Resort
- Mở bán giai đoạn 2 khu đô thị Coco Riverside City - Sở hữu công viên sinh thái đầu tiên ở phía Nam Đà Nẵng
- Sắp xếp chuỗi nguồn cung bất động sản du lịch
- Lộ diện chuỗi đô thị du lịch ven biển miền Trung