Người sử dụng đất nếu làm mất Sổ đỏ thì được cấp lại. Tuy nhiên, không ít trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) nhưng khi cần dùng Sổ đỏ thì không có. Vậy, có được mượn cớ mất sổ để làm lại Sổ đỏ mới hay không?
Anh Trần Minh V (Hải Phòng) gửi câu hỏi: “Tôi có một mảnh đất ở đã có Sổ đỏ. Năm 2018, tôi đã mang Sổ đỏ đi thế chấp tại ngân hàng, đến nay vẫn chưa trả hết, tôi dự tính sau khi bán đất sẽ trả nốt phần còn lại. Tuy nhiên, để bán được mảnh đất đó thì phải có Sổ đỏ. Vậy, LuatVietnam cho tôi hỏi có được lấy cớ mất sổ để làm lại Sổ đỏ nhằm đủ điều kiện bán đất không và thủ tục cấp lại Sổ đỏ như thế nào?”
LuatVietnam trả lời như sau:
Khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Theo quy định trên, người bị mất Sổ đỏ phải khai báo với UBND cấp xã và UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Sổ đỏ tại trụ sở; việc thông báo nhằm tìm lại Sổ đỏ bị mất.
Tuy nhiên, anh không được mượn cớ Sổ đỏ bị mất để cấp lại sổ mới vì Sổ đỏ của anh đang được ngân hàng giữ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Chỉ cấp lại Sổ đỏ khi có sự việc mất sổ đã xảy ra trên thực tế; việc mượn cớ trong trường hợp của anh là vi phạm pháp luật.
Thủ tục cấp lại Sổ đỏ theo quy định hiện hành
Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc cấp lại Sổ đỏ do bị mất được thực hiện như sau:
- Bước 1: Người có Sổ đỏ bị mất phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Sổ đỏ.
- Bước 2: UBND cấp xã niêm yết thông báo tại trụ sở, trừ trường hợp bị mất do thiên tai, hỏa hoạn.
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, người bị mất Sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Sổ đỏ.
- Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp lại Sổ đỏ
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp lại Sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Sổ đỏ.
Địa điểm nộp hồ sơ:
+ Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa, nơi chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
Thời hạn cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, trường hợp của anh là thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền nên không được mượn cớ mất sổ để làm lại Sổ đỏ. Nếu anh muốn có Sổ đỏ để chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thanh toán số tiền còn nợ cho ngân hàng để lấy sổ ra.
Khắc Niệm
Theo luatvietnam
Các bản tin khác
- THƯ CẢM ƠN!
- NỮ ANH HÙNG HẾT LÒNG VÌ CỘNG ĐỒNG
- UBND TP Đà Nẵng trao cờ thi đua năm 2022 cho VPCC Bảo Nguyệt
- Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”
- 3 việc cần làm ngay trước ngày Sổ hộ khẩu bị khai tử
- Những việc cần làm trước khi bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023
- Bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023: Phương án nào để chứng minh thông tin cư trú?
- 31 trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ ngày 1/3/2022
- 5 Quy Định Mới Về Sổ Đỏ, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Hộ chiếu cấp trước 2022 được dùng đến khi hết hạn
- Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng
- Đã có hướng dẫn về trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu từ 01/7/2021
- Cách hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay
- 3 quy định mới người mua nhà từ ngày 01/7/2021 cần biết
- 6 chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021
- Từ 01/7/2021, khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường?
- Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 5
- Bị xóa đăng ký thường trú, cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào?
- 5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết