Người sử dụng đất nếu làm mất Sổ đỏ thì được cấp lại. Tuy nhiên, không ít trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) nhưng khi cần dùng Sổ đỏ thì không có. Vậy, có được mượn cớ mất sổ để làm lại Sổ đỏ mới hay không?
Anh Trần Minh V (Hải Phòng) gửi câu hỏi: “Tôi có một mảnh đất ở đã có Sổ đỏ. Năm 2018, tôi đã mang Sổ đỏ đi thế chấp tại ngân hàng, đến nay vẫn chưa trả hết, tôi dự tính sau khi bán đất sẽ trả nốt phần còn lại. Tuy nhiên, để bán được mảnh đất đó thì phải có Sổ đỏ. Vậy, LuatVietnam cho tôi hỏi có được lấy cớ mất sổ để làm lại Sổ đỏ nhằm đủ điều kiện bán đất không và thủ tục cấp lại Sổ đỏ như thế nào?”
LuatVietnam trả lời như sau:
Khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Theo quy định trên, người bị mất Sổ đỏ phải khai báo với UBND cấp xã và UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Sổ đỏ tại trụ sở; việc thông báo nhằm tìm lại Sổ đỏ bị mất.
Tuy nhiên, anh không được mượn cớ Sổ đỏ bị mất để cấp lại sổ mới vì Sổ đỏ của anh đang được ngân hàng giữ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Chỉ cấp lại Sổ đỏ khi có sự việc mất sổ đã xảy ra trên thực tế; việc mượn cớ trong trường hợp của anh là vi phạm pháp luật.
Thủ tục cấp lại Sổ đỏ theo quy định hiện hành
Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc cấp lại Sổ đỏ do bị mất được thực hiện như sau:
- Bước 1: Người có Sổ đỏ bị mất phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Sổ đỏ.
- Bước 2: UBND cấp xã niêm yết thông báo tại trụ sở, trừ trường hợp bị mất do thiên tai, hỏa hoạn.
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, người bị mất Sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Sổ đỏ.
- Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp lại Sổ đỏ
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp lại Sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Sổ đỏ.
Địa điểm nộp hồ sơ:
+ Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa, nơi chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
Thời hạn cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, trường hợp của anh là thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền nên không được mượn cớ mất sổ để làm lại Sổ đỏ. Nếu anh muốn có Sổ đỏ để chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thanh toán số tiền còn nợ cho ngân hàng để lấy sổ ra.
Khắc Niệm
Theo luatvietnam
Các bản tin khác
- Cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp
- Phê duyệt nhiều dự án công cộng phục vụ người dân
- Quy hoạch mở rộng Công viên APEC
- Ủn ỉn BBQ: không chỉ để thưởng thức đồ nướng
- Phát triển du lịch phía Tây Bắc: Chưa khai thác hết tiềm năng
- Thu hồi dự án khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu làm công viên ven biển
- Cần khai thác cảnh quan đường Thăng Long
- Kinh nghiệm đầu tư nhà cho người nước ngoài thuê
- Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ bố trí hơn 3.400 tỉ đồng triển khai giai đoạn 1 cảng Liên Chiểu
- Bất động sản lại vào mùa tặng nhà, tặng xe...
- Thành lập Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà Đà Nẵng
- Nhộn nhịp ở phố chuyên doanh điện tử, kỹ thuật số
- Phố bích họa mới giữa lòng Đà Nẵng
- Dự báo mới về thị trường bất động sản
- Không phát triển dự án tái định cư và nhà ở công vụ
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quy hoạch cảng Liên Chiểu theo hướng hiện đại
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng cảng Liên Chiểu là vấn đề cấp bách, cần thiết
- Chuỗi thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp Risemount vươn tầm ra thế giới
- Đề nghị bố trí vốn đầu tư dự án cảng Liên Chiểu
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng: Cần một cuộc “đại phẫu”? (Kỳ cuối: Không thể không làm!)