Rất nhiều người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay phải làm việc cả ngày thứ 7, chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Trong thời gian tới, có thể bộ phận người lao động này sẽ chỉ phải làm việc buổi sáng thứ 7.
Điều 107 của dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra 02 phương án về thời giờ làm việc bình thường của người lao động.
Phương án 1: Về cơ bản giữ nguyên như hiện nay
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần;
- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần;
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo các quy chuẩn kỹ thuật liên quan (nội dung mới)
- Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
Phương án 2: Giảm 4 giờ làm việc/tuần
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong một ngày và không quá 44 giờ trong một tuần;
- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 44 giờ trong 01 tuần.
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 06 giờ trong một ngày đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, nếu như phương án 2 được thông qua, rất nhiều người lao động đang làm việc đủ 48 giờ/tuần hiện nay sẽ được giảm 04 giờ làm việc/tuần. Theo đó, những người lao động này sẽ được nghỉ làm chiều thứ 7, chỉ phải làm sáng thứ 7.
>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây
>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây
Lan Vũ
Theo luatvietnam
Các bản tin khác
- Cân nhắc điều kiện sở hữu nhà của người nước ngoài
- Triển khai dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng
- Quản không có nghĩa là cấm
- Phải tính cả “giá trị triển vọng” khi định giá đất
- Đủ kiểu phí ngân hàng
- Mở rộng diện người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Nghị định mới quy định về giá đất
- Từ 1/6: Người bán, tặng xe phải khai báo bằng văn bản
- Vốn rẻ làm nóng thị trường nhà đất
- Rủi ro mua nhà, làm sao tránh?
- Lưu ý khi vay tín chấp
- Từ 16/6: Cho phép thế chấp "nhà trên giấy”
- Được thế chấp nhà ở trong tương lai để có vốn mua nhà
- Thị trường căn hộ đua “đổi vỏ” dự án để thoát hàng
- Nhiều dự án du lịch ven biển chậm tiến độ
- Thể hiện tình yêu nước cũng phải đúng cách
- Căn hộ “vừa túi tiền” đang làm nóng thị trường
- Kinh doanh bất động sản sẽ thoáng đến mức nào?
- Ngân hàng Nhà nước chỉ định 8 ngân hàng thí điểm "liên kết 4 nhà"
- Địa ốc ồ ạt ăn theo cú hích hạ tầng