Mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đã không còn phù hợp với giá cả, chi phí sinh hoạt đang ngày một đắt đỏ hơn.
Chị Trần Thu Trang, một công chức hưởng lương ngân sách nhà nước, đã và đang được giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc, cho biết chị hiện được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 9 triệu đồng và cho mỗi một người phụ thuộc như con của chị là 3,6 triệu đồng.
Theo chị, mấy năm gần đây, giá điện sinh hoạt cũng được nhà nước điều chỉnh tăng, giá xăng cũng tăng và thậm chí giá dịch vụ y tế, giá thuốc khám chữa bệnh cũng tăng; Chi phí cho con đi học cũng khá cao nên mức giảm trừ gia cảnh không còn phù hợp khi vẫn giữ nguyên.
"Học phí đại học của con tôi khoảng 3,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền ở, tiền ăn và nhiều khoản chi phí khác. Nếu mức giảm trừ gia cảnh là 9 triệu đồng cho một người nộp thuế và 3,6 triệu đồng cho một người phụ thuộc không còn phù hợp với tình hình thực tế nữa", chị Trang nêu ý kiến.
Mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân hiện nay đã không còn phù hợp với giá cả, chi phí sinh hoạt đang ngày một đắt đỏ hơn. |
"Luật thuế thu nhập cá nhân cũng được ban hành khá lâu rồi thì cũng phải sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh như thế nào cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay", chị Trang đề nghị.
Tại Hội nghị phổ biến những điểm mới của Luật Quản lý thuế sửa đổi (Luật Quản lý thuế số 38) do Tổng cục Thuế tổ chức mới đây, đại diện Tổng cục thuế cho biết: Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế đã thường xuyên cập nhật chỉ số giá tiêu dùng CPI theo các công bố của Tổng cục Thống kê để đảm bảo quản lý thuế theo đúng quy định của luật.
Theo số liệu thống kê của ngành Thuế, lấy thời điểm quy chiếu là tháng 7-2013, (thời điểm Luật có hiệu lực thi hành),tính đến tháng 6-2019, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng thêm hơn 18%, chưa đến mức phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Thế nhưng, dự kiến mức tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2019 này khoảng dưới 4%, dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng có thể vượt trên 20% so với thời điểm thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực.
Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục thuế, Bộ Tài chính thông tin cụ thể: "Theo số liệu thống kê của chúng tôi theo dõi đã đạt được ngưỡng là vượt 20%. Chúng tôi đã báo cáo Bộ Tài chính, Vụ chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính trình, báo cáo Chính phủ để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh này".
Một vấn đề cũng đang được người dân quan tâm đó là mức điều chỉnh tăng giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào cho phù hợp khi chỉ số giá tiêu dùng tăng.
Bà Lê Thanh, chuyên gia lĩnh vực thuế nêu ý kiến: "Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay cần thay đổi trên nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế là một trong những căn cứ để xác định điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Thí dụ nó bằng 2,5 lần GDP bình quân đầu người hoặc là dựa vào chỉ số biến động giá thì đó là những căn cứ để xác định mức giảm trừ gia cảnh".
Hiện nay, Tổng cục thuế đang phối hợp với Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính để nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo đúng quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh đó là rà soát, đánh giá tổng kết toàn diện chính sách thuế thu nhập cá nhân để báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét quyết định trong thời gian tới.
Với Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, mức giảm trừ gia cảnh với mỗi người có thu nhập đến ngưỡng phải nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng/người; người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng/người. Cả 2 mức thuế giảm trừ gia cảnh này đã quá lạc hậu, khi giá cả, chi phí sinh hoạt ngày một đắt đỏ hơn so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành ngày 1-7-2013.
Theo nhận định của các chuyên gia thuế: việc tăng mức giảm trừ gia cảnh là phù hợp với thực tế, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và không ảnh hưởng nhiều đến tình hình thu ngân sách. Cái được lớn là: nếu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh sẽ có những tác động tích cực tới tâm lý, tạo động lực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, thu nhập của người dân.
Theo VOV.VN
Các bản tin khác
- Cần cẩn trọng với tín dụng bất động sản
- Thiết kế cảnh quan sông Hàn: Hành động nhanh với ý tưởng mới
- Đà Nẵng chính thức xin vay gần 6.400 tỷ di dời ga đường sắt
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng sẽ đi về đâu?
- Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2017: Để người dân và du khách được hưởng lợi
- Năm 2017 chưa có bong bóng bất động sản
- Miễn giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân liệt sỹ
- Đà Nẵng: Đề xuất Chính phủ phương án đầu tư dự án Di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Thị trường condotel 2017: Luồng “gió mới” của thị trường
- Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
- Đà Nẵng có thêm khách sạn 4 sao
- Đà Nẵng – đầu tư bất động sản gắn liền với định hướng phát triển kinh tế bền vững
- Hội nghị Thành ủy lần thứ 8: Tăng cường công tác quản lý xây dựng và trật tự đô thị
- Công bố 6 dự án nhà ở thương mại được giao dịch mua bán
- Đà Nẵng đăng cai Liên hoan kiến trúc Việt Nam 2017
- Không có chuyện "mất trắng" căn hộ chung cư sau 50 năm
- Công nhận kết quả đấu giá đối với các lô đất thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà và phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ
- 1.500 tỷ đồng thực hiện dự án tuyến đường vành đai phía tây
- Đề nghị Thủ tướng cho phép lập quy hoạch tổng thể phát triển Đà Nẵng
- Quy hoạch phân khu phía tây nam thành phố