"Hiện tại chính là thời điểm chọn lọc tự nhiên xác định những chủ đầu tư nào sẽ tồn tại và những chủ đầu tư sẽ bị đào thải", VCSC nhận định.
Sau thông tin Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HOREA) có kiến nghị hàng loạt giải pháp nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản, VCSC đã có nhận định về những tác động của kiến nghị này.
HOREA đã có kiến nghị: "Gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án, mà không cần phải xét doanh nghiệp có khó khăn về tài chính hay không". Trước kiến nghị này thì VCSC cho rằng đến khi thị trường bất động sản giải quyết hết lượng hàng tồn kho hiện nay và có tín hiệu phục hồi rõ ràng hơn, các chủ đầu tư sẽ không mạo hiểm xúc tiến các dự án đang ở giai đoạn sơ khởi mà tiền sử dụng đất vẫn chưa được trả.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện và có thể hưởng lợi từ kiến nghị "Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 17,5% so với mức 25% hiện nay (tức giảm 30%) đối với tất cả các doanh nghiệp bất động sản, thay vì chỉ áp dụng cho một số đối tượng theo Nghị định 13 của Chính phủ" được VCSC nhận định là hiện có tình hình dòng tiền khả quan hơn nhiều so với các doanh nghiệp còn lại, vì vậy mục đích ban đầu của kiến nghị sẽ không phát huy tối đa hiệu quả.
Bên cạnh đó, về ý kiến các ngân hàng, dưới sự chỉ đạo của NHNN, cần đưa ra các biện pháp giải quyết liên quan đến bất động sản, do bất động sản hiện đang chiếm 60% tổng nợ vay có thế chấp trong hệ thống, VCSC cho rằng chỉ đơn giản tái cơ cấu nợ như đã và đang thực hiện không được coi là một giải pháp hoàn chỉnh.
Xung quanh ý kiến nên xem xét lại chính sách hiện tại thả nổi lãi suất cho các kỳ hạn trên 12 tháng do lo ngại về sự thay đổi lãi suất có thể ngăn cản người dân vay thế chấp bất động sản, VCSC cho rằng, việc lãi suất phải phản ánh cung và cầu của thị trường. Các biện pháp hành chính chỉ nên áp dụng trong tình huống cấp bách nên VCSC cho rằng, đặt ra các giới hạn lãi suất cho các khoản vay bất động sản kỳ hạn trên 12 tháng là biện pháp thích hợp do việc này có thể sẽ có tác động ngược làm cho các ngân hàng quay lưng lại với cho vay bất động sản.
Bên cạnh đó, VCSC đồng ý với quan điểm cho phép thế chấp bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài nhưng việc tịch biên và phát mãi tài sản thế chấp phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Điều kiện cho người nước ngoài mua căn hộ nên được nới lỏng để tăng nhu cầu từ nhóm khách hàng này; vì đây có thể là một biện pháp để thu hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản nhưng phải được thực hiện một cách thận trọng, nhất là liên quan đến vấn đề các loại tài sản/dự án nào có thể đem thế chấp cũng như định giá tài sản được dùng làm tài sản đảm bảo.
VCSC cũng đồng quan điểm rằng các Nghị định 69/2009 và Nghị định 120/2010 đã góp phần làm tăng chi phí đất đối với chủ đầu tư và cần được xem xét điều chỉnh. Việc tính phí sử dụng đất nên cho phép khấu trừ chi phí dựa trên giá bồi thường thực tế hơn là sử dụng các định mức có sẵn thường chênh lệch đáng kể so với giá thị trường.
Trước những lập luận trên, VCSC cho rằng, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với bất động sản là cần thiết do mức độ liên quan và theo đó là tầm quan trọng của bất động sản đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung.
Dù vậy, không có nghĩa là hỗ trợ được đưa ra mà không cần xem xét kỹ lưỡng. Bất động sản đã có những năm đem lại lãi lớn cho chủ đầu tư và phát triển thiếu chiều sâu khi số lượng chủ đầu tư tăng vọt, đôi khi dựa trên các dự án trên giấy mà không có thực lực tài chính và khả năng thực hiện dự án.
"Hiện tại chính là thời điểm chọn lọc tự nhiên xác định những chủ đầu tư nào sẽ tồn tại và những chủ đầu tư sẽ bị đào thải", VCSC nhìn nhận.
(Theo NDH Money)
Các bản tin khác
- Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nửa cuối 2016?
- Phải quy định chặt chẽ đối với hợp đồng hứa mua hứa bán
- Lần đầu tiên tổ chức tuần lễ "Một thoáng nước Pháp"
- Kết nối đô thị phía nam
- Bất động sản Đà Nẵng lại hút giới đầu tư Hà Nội
- Chuỗi khách sạn mini ở Đà Nẵng hút khách
- Nan giải chuyển nhượng một phần dự án bất động sản
- Thủ tướng đồng ý gia hạn giải ngân gói 30.000 tỷ
- Những sai sót thường gặp ở người lần đầu mua nhà
- Xung lực chính sách mới cho thị trường bất động sản
- Mua căn hộ cao cấp hãy chờ đến cuối năm!
- Boutique Hotel - "Cơn sốt" mới của bất động sản Đà Nẵng
- Tổ hợp du lịch, giải trí đa tiện ích mới tại Đà Nẵng
- Tìm nơi "sống xanh" tại Đà Nẵng
- Ba đại gia bí ẩn dẫn đầu cơn sốt toàn Đà Nẵng
- Vốn FDI thận trọng đổ vào địa ốc
- Giới đầu tư Hà Nội lại “phát sốt” với bất động sản Đà Nẵng
- Quốc Cường Gia Lai “sang tay” dự án vừa mua lại từ HAG
- Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sinh thái hút khách
- Hòa Bình Corporation làm tổng thầu tại Cocobay