Hiện nay việc mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay còn phổ biến. Khi mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì có được sang tên Sổ đỏ? Để biết câu trả lời hãy xem quy định trong bài viết dưới đây.
* Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận (đã có Sổ đỏ).
Mua bán nhà, đất phải công chứng hoặc chứng thực
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Theo điểm b khoản 3 Điều này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ?
* Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận (đã có Sổ đỏ).
Mua bán nhà, đất phải công chứng hoặc chứng thực
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Theo điểm b khoản 3 Điều này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Xem thêm: Sang tên Sổ đỏ năm 2020: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất
Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ? (Ảnh minh họa)
Mua bán bằng giấy viết tay sẽ không được sang tên
* Mua bán bằng giấy tờ viết tay là gì?
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào sử dụng từ “mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay”, đây chỉ là cách gọi của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất) hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (mua bán cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có)) bằng giấy tờ viết tay mà không được công chứng hoặc chứng thực (có thể có người làm chứng).
* Mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay không được sang tên Sổ đỏ?
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 (như quy định trên) thì khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho. Nếu không công chứng, chứng thực thì việc chuyển nhượng, tặng cho bị vô hiệu (không có hiệu lực) và không có đủ thành phần hồ sơ đăng ký biến động (không có đủ giấy tờ trong hồ sơ sang tên Sổ đỏ).
Lưu ý: Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau:
“Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Theo đó, về lý thuyết thì có thể thực hiện việc sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay nhưng phải yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận việc chuyển nhượng, tặng cho đó. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó thực hiện, mất thời gian.
Như vậy, hiện nay khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định. Khi đó mới đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Hay nói cách khác, nếu chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì không sang tên Sổ đỏ được.
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Đất nền tại các khu đô thị “xanh” hút hàng
- Hết thời siêu lợi nhuận, BĐS đón cơ hội mới
- Thời hạn cho vay thuê, mua nhà ở xã hội là 15 và 20 năm
- Chuyển nhượng đất cho chồng, có nộp thuế thu nhập cá nhân?
- Bán nhà, đất: Nộp thuế theo giá nào?
- Vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh vào bất động sản
- Đà Nẵng cấm ghép thửa đất ở khu vực nhạy cảm
- Hủy một số Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt quy hoạch trên địa bàn huyện Hoà Vang
- Tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản 2016
- Cuối năm, bất động sản tiếp tục bứt phá
- Quy trình thế chấp, giải chấp dự án nhà ở và nhà ở hình thành trong tương lai
- Sớm quy hoạch tổng thể hai bờ sông Hàn Bài cuối: Đánh thức "thiếu nữ" sông Hàn
- Quy hoạch dự án Ga Đà Nẵng mới Mua đất, coi chừng trắng tay!
- Sớm quy hoạch tổng thể hai bờ sông Hàn Bài 2: Tìm kiếm kiến trúc cảnh quan
- Một khu nghỉ dưỡng Việt được vinh danh "sang trọng bậc nhất thế giới"
- Sớm quy hoạch tổng thể hai bờ sông Hàn
- Cuối năm là thời cơ tốt để vay mua nhà
- Nhà đầu tư Thái Lan sẽ rót vốn vào thị trường nhà ở
- InterContinental Danang Sun Peninsula Resort nhận danh hiệu "Khu Nghỉ Dưỡng Sang Trọng Bậc Nhất Thế Giới 2015"
- 9 tín hiệu giúp vơi bớt ám ảnh bong bóng bất động sản