Hiện nay việc mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay còn phổ biến. Khi mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì có được sang tên Sổ đỏ? Để biết câu trả lời hãy xem quy định trong bài viết dưới đây.
* Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận (đã có Sổ đỏ).
Mua bán nhà, đất phải công chứng hoặc chứng thực
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Theo điểm b khoản 3 Điều này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ?
* Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận (đã có Sổ đỏ).
Mua bán nhà, đất phải công chứng hoặc chứng thực
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Theo điểm b khoản 3 Điều này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Xem thêm: Sang tên Sổ đỏ năm 2020: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất
Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ? (Ảnh minh họa)
Mua bán bằng giấy viết tay sẽ không được sang tên
* Mua bán bằng giấy tờ viết tay là gì?
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào sử dụng từ “mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay”, đây chỉ là cách gọi của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất) hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (mua bán cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có)) bằng giấy tờ viết tay mà không được công chứng hoặc chứng thực (có thể có người làm chứng).
* Mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay không được sang tên Sổ đỏ?
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 (như quy định trên) thì khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho. Nếu không công chứng, chứng thực thì việc chuyển nhượng, tặng cho bị vô hiệu (không có hiệu lực) và không có đủ thành phần hồ sơ đăng ký biến động (không có đủ giấy tờ trong hồ sơ sang tên Sổ đỏ).
Lưu ý: Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau:
“Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Theo đó, về lý thuyết thì có thể thực hiện việc sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay nhưng phải yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận việc chuyển nhượng, tặng cho đó. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó thực hiện, mất thời gian.
Như vậy, hiện nay khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định. Khi đó mới đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Hay nói cách khác, nếu chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì không sang tên Sổ đỏ được.
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Bất động sản TP.HCM mắc kẹt chính sách
- Không đồng ý cho thi hành án hợp đồng công chứng
- Tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà ở trong nước
- Giảm thời hạn xác nhận tình trạng hôn nhân
- Nhà ngoại ô giá rẻ hút khách
- Bỏ quy định ghi tên cha mẹ trên CMND
- Tín hiệu vui…
- Các chiêu “phù phép” giấy tờ nhà đất
- Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 9/9 đến 14/9
- TỪ THỰC TRẠNG NHÀ KHÔNG PHÉP Cần phải tạo quỹ đất giá rẻ
- Giá khởi điểm đấu giá 36 lô đất mặt tiền đường Hoàng Sa: 13,5 triệu đồng/m2
- Mạnh dạn xóa đồ án quy hoạch kém khả thi
- Thận trọng với 'chiêu' bất động sản lách luật
- Doanh nghiệp cố tình tính nhầm thuế VAT cho người mua nhà
- Cho vay mua nhà đang ấm lên
- 8.500 căn hộ bán theo chương trình nhà ở xã hội
- Sửa luật cho bất động sản
- Việt kiều được mua nhà ở tại các khu dân cư
- Địa ốc: rối vì luật!
- FDI vào BĐS tăng: Thực hay ảo?