Hiện nay việc mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay còn phổ biến. Khi mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì có được sang tên Sổ đỏ? Để biết câu trả lời hãy xem quy định trong bài viết dưới đây.
* Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận (đã có Sổ đỏ).
Mua bán nhà, đất phải công chứng hoặc chứng thực
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Theo điểm b khoản 3 Điều này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ?
* Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận (đã có Sổ đỏ).
Mua bán nhà, đất phải công chứng hoặc chứng thực
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Theo điểm b khoản 3 Điều này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Xem thêm: Sang tên Sổ đỏ năm 2020: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất
Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ? (Ảnh minh họa)
Mua bán bằng giấy viết tay sẽ không được sang tên
* Mua bán bằng giấy tờ viết tay là gì?
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào sử dụng từ “mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay”, đây chỉ là cách gọi của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất) hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (mua bán cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có)) bằng giấy tờ viết tay mà không được công chứng hoặc chứng thực (có thể có người làm chứng).
* Mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay không được sang tên Sổ đỏ?
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 (như quy định trên) thì khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho. Nếu không công chứng, chứng thực thì việc chuyển nhượng, tặng cho bị vô hiệu (không có hiệu lực) và không có đủ thành phần hồ sơ đăng ký biến động (không có đủ giấy tờ trong hồ sơ sang tên Sổ đỏ).
Lưu ý: Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau:
“Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Theo đó, về lý thuyết thì có thể thực hiện việc sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay nhưng phải yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận việc chuyển nhượng, tặng cho đó. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó thực hiện, mất thời gian.
Như vậy, hiện nay khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định. Khi đó mới đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Hay nói cách khác, nếu chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì không sang tên Sổ đỏ được.
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: quy hoạch 1/5000 Khu vực phía Tây Nam với 9.955 ha
- Khởi công Khu Công viên Phần mềm Đà Nẵng 15 ha vào tháng 11/2017
- Đầu tư vào bất động sản sẽ tiếp tục gặt hái thành công
- Danh sách các dự án đã thực hiện chuyển quyền theo NĐ11/CP
- Bất động sản Đà Nẵng: Du lịch tạo đà
- Ngỡ ngàng căn nhà tự “biết thở” độc đáo ở Đà Nẵng
- Sớm đưa Làng Đại học Đà Nẵng đi vào hoạt động
- Bất động sản Đà Nẵng và câu chuyện đầu tư "đúng thời điểm"
- Đi lạc vào thánh địa hoa tại Bà Nà Hills
- Minh bạch thông tin dự án bất động sản
- Du lịch đang tạo đòn bẩy cho bất động sản Đà Nẵng
- Công bố 18 dự án được thực hiện mua bán, chuyển quyền sử dụng đất
- Đà Nẵng đang chạy đua cùng APEC
- Chọn môi giới bất động sản còn hơn chọn mặt gửi vàng
- Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển thu hút nhà đầu tư
- Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu khu vực phía đông và bán đảo Sơn Trà
- Trao tay thành công 100% sản phẩm dự án Coco Riverside City giai đoạn 2 đến khách hàng
- Hoà Bình Green Đà Nẵng - Kỷ lục thi công trên thị trường xây dựng Việt Nam
- [HÌNH ẢNH] Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ APEC 2017
- Ngỡ ngàng Asia Park thay áo mới xanh mướt