Ngày 05/3/2020, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.
Theo đó, đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ được quy định như sau:
- Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.
- Bị đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người bị kiện.
Bị đơn có thể là thành viên dòng họ hoặc người không phải là thành viên dòng họ nhưng có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung của dòng họ.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm thành viên khác của dòng họ và người không phải là thành viên dòng họ. Thành viên khác của dòng họ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu được đương sự đề nghị và Tòa án chấp nhận trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2020.
TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Số: 01/2020/NQ-HĐTP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2020
|
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ;
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về xác định thành viên dòng họ; quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ; đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ; địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhập vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.
Điều 2. Xác định thành viên dòng họ
Thành viên dòng họ là cá nhân trong dòng họ được xác định theo tập quán phổ biến, được thừa nhận nơi dòng họ tồn tại. Các bên tranh chấp có trách nhiệm cung cấp họ, tên, địa chỉ của thành viên dòng họ.
Điều 3. Quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ
1. Thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
2. Dòng họ không phải là nguyên đơn. Tập thể (ví dụ: chi họ, nhánh họ, hội đồng gia tộc…) không có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ.
Điều 4. Đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
1. Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.
2. Bị đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người bị kiện. Bị đơn có thể là thành viên dòng họ hoặc người không phải là thành viên dòng họ nhưng có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung của dòng họ.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm thành viên khác của dòng họ và người không phải là thành viên dòng họ. Thành viên khác của dòng họ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu được đương sự đề nghị và Tòa án chấp nhận trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Điều 5. Địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
1. Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.
2. Về địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thành viên dòng họ:
a) Trường hợp đương sự cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Trường hợp đương sự không cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án không đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quyền, nghĩa vụ của thành viên dòng họ chưa tham gia tố tụng sẽ được giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu.
Điều 6. Nhập vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Việc nhập để giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật;
2. Các yêu cầu khởi kiện cùng liên quan đến tài sản chung của dòng họ;
3. Việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với những vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ mà Tòa án đã thụ lý trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành và đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết.
2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết này để kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp kháng nghị theo căn cứ khác.
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 21 tháng 02 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị các Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
|
|||
CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
|||
(Đã ký) |
|||
Nguyễn Hòa Bình |
Các bản tin khác
- Những lợi ích khi mua nhà vào dịp cuối năm
- Đà Nẵng: “Sốt” Bất động sản Tây Bắc dịp cuối năm
- Thị trường bất động sản 2018 và sự dịch chuyển căn hộ giá "mềm"
- Khách mua condotel "nhấp nhổm" chờ chính danh
- Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hơn 100 triệu USD vào Khu du lịch Xuân Thiều
- Thị trường căn hộ: Không chỉ giá "mềm", người trẻ cần nhiều hơn thế
- Nâng tầm phố phục vụ du khách xuyên đêm An Thượng
- Thanh tra các dự án trên bán đảo Sơn Trà và Khu đô thị quốc tế Đa Phước
- Dự án Elysia Complex City tung ra 10 biệt thự hướng ra sông Hàn
- Đặt cọc giữ chỗ mua nhà: Câu chuyện may rủi
- Gỡ khó cấp "sổ đỏ" cho dân
- Doanh nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ Đà Nẵng xây dựng thành phố thông minh
- Thị trường BĐS: Rộn ràng khuyến mãi cuối năm
- Bắt mạch thị trường BĐS Tết Mậu Tuất 2018
- World Travel Awards 2017: Hai khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn Sun Group được xướng tên ở nhiều hạng mục danh giá nhất
- Bất động sản cuối năm: Khách hàng "chọn mặt gửi vàng"
- 5 cách hạn chế mất tiền tỷ khi góp vốn mua nhà đất
- Thị trường bất động sản thiếu…thông tin?
- Bế mac kỳ họp thứ 6 HĐND thành phố: thảo luận và thông qua 25 Nghị quyết quan trọng
- Vinpearl Festive Holidays: Đón lễ ở thiên đường, tưng bừng nhận quà khủng