Bên cạnh ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm thì pháp luật còn cho phép người lao động được nghỉ việc riêng để giải quyết các công việc cá nhân. Vậy một năm, người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ việc riêng?
Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp:
- Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;
- Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày;
- Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.
Trong đó, theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong những ngày nghỉ này là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Cụ thể:
Tiển lương ngày nghỉ việc riêng |
= |
Tiền lương theo hợp đồng lao động |
: |
Số ngày làm việc bình thường trong tháng |
x |
Số ngày nghỉ việc riêng |
Ví dụ:
Ngày 06/5/2020, anh A kết hôn. Theo quy định, anh được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương.
Tiền lương theo hợp đồng lao động của anh A là 5.500.000 đồng/tháng. Mỗi tháng làm việc 22 ngày.
Do đó, tiền lương những ngày nghỉ kết hôn của anh A bằng 5.500.000 đồng : 22 x 3 = 750.000 đồng.
Nghỉ việc riêng không hưởng lương
Ngoài những trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương, pháp luật còn tạo điều kiện để người lao động được nghỉ việc riêng không hưởng lương.
Cụ thể tại khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Bộ luật này, người lao động được nghỉ không hưởng lương trong những trường hợp:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: Nghỉ 01 ngày;
- Lý do khác: Nghỉ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Lưu ý: Trong những trường hợp này, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động.
Thùy Linh
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2