Khi thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại phải bồi thường theo thực tế. Các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức và thời gian bồi thường. Vậy có trường hợp nào gây thiệt hại nhưng không phải bồi thường không?
4 trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015).
Nội dung của hợp đồng phải gồm: Đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng…
Theo đó, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những nội dung quan trọng mà các bên thực hiện hợp đồng phải hết sức lưu ý.
Đáng lưu ý, không phải mọi trường hợp vi phạm hợp đồng, bên vi phạm đều phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể, nếu yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, trong một số trường hợp sau đây, người vi phạm hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại:
- Do thỏa thuận của hai bên: Do hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên nếu các bên thỏa thuận thì có thể bên vi phạm nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời, việc vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên thỏa thuận thì không phải bồi thường thiệt hại;
- Do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng: Theo Điều 363 BLDS, một bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Do đó, nếu hợp đồng bị hủy bỏ vì một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại sẽ không phải bồi thường thiệt hại;
Đồng thời, việc vi phạm nghiêm trọng được coi là không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên, đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
- Do sự kiện bất khả kháng: Theo Điều 351 BLDS, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Dịch bệnh, thiên tai…
- Trường hợp khác do Luật quy định;
Như vậy, hiện có 04 trường hợp, hủy bỏ hợp đồng có thể không phải bồi thường thiệt hại.
Khi nào gây thiệt hại không phải bồi thường? (Ảnh minh họa)
Khi nào không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Bên cạnh những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thì BLDS cũng quy định nhiều trường hợp không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Theo khoản 1 Điều 584 BLDS).
Về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều này nêu rõ:
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác
Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Do phòng vệ chính đáng;
- Do sự kiện bất khả kháng;
- Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
- Các bên có thỏa thuận khác...
Đáng chú ý: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Trên đây là tổng hợp các trường hợp người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại theo quy định hiện nay.
Nguyễn Hương
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ
- Không gian sống xanh trong những 'khu vườn trên cao'