Từ ngày 18/11/2019, việc cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (CMND) sẽ được thực hiện theo quy định mới tại Thông tư 40/2019/TT-BCA.
Mọi trường hợp đều được cấp Giấy xác nhận số CMND
Hiện nay, việc cấp Giấy xác nhận số CMND của công dân khi chuyển từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo yêu cầu.
Tuy nhiên, từ ngày 18/11/2019, Thông tư 40/2019/TT-BCA sửa đổi, bổ sung Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015 có hiệu lực, Giấy xác nhận số CMND được cấp như sau:
- Chuyển từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân:
Mọi trường hợp chuyển từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân đều được cấp Giấy xác nhận số CMND do cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thực hiện.
Trường hợp cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an hoặc của Công an cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thì đề nghị cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp tỉnh nơi công dân đăng ký thường trú xác minh.
Sau khi có kết quả xác minh, cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu thông tin hợp lệ thì cấp Giấy xác nhận số CMND và trả cùng với thẻ Căn cước công dân. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Đã được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số CMND hoặc bị mất Giấy xác nhận số CMND:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận số CMND (mẫu CC13 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCA);
- Bản sao thẻ Căn cước công dân;
- Bản sao CMND 9 số (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý căn cước công dân nơi đã làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Xuất trình bản chính thẻ Căn cước công dân để đối chiếu.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả; hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Mất CMND 9 số:
Trường hợp bị mất CMND 9 số khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND 9 số đã mất.
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019 (Ảnh minh họa)
Không cắt góc CMND còn rõ nét khi chờ cấp thẻ Căn cước công dân
Theo quy định hiện hành, khi làm thủ tục chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang thẻ Căn cước công dân, trường hợp CMND còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì cắt góc và trả ngay cho người đến làm thủ tục.
Song, từ ngày 18/11/2019, sẽ chưa cắt góc CMND 9 số, 12 số còn rõ nét mà để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.
Sau đó, khi trả thẻ Căn cước công dân mới cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND, mỗi cạnh góc vuông là 2cm đối với CMND 9 số hoặc 1,5cm đối với CMND 12 số, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ Căn cước công dân.
Lưu ý: Riêng trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường bưu điện thì CMND sẽ được cắt góc và trả ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ.
Hậu Nguyễn
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Từ 1/7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2015
- Đà Nẵng ưu đãi cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
- Người mua nhà sướng vì được bảo lãnh
- Từ 1/7: Bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh
- Tiếp tục đề nghị sớm triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9
- Ngân hàng Thế giới đánh giá cao tiến độ dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng
- Hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai tại quận Hải Châu
- Chậm giải tỏa nhà và đất số 201 Đống Đa
- Doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi nhờ sân bay Long Thành
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’: Đừng vì quá vụ lợi!
- Từ 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Trong nỗi lo “bong bóng”
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’
- Mua nhà dự án không còn sợ mất tiền
- Không gian dọc bờ sông Hàn: Tài sản vô giá
- Mua nhà thế chấp ngân hàng: Gay cấn như trên phim
- “Bong bóng” bất động sản: Chưa đáng lo nhưng phải đề phòng