Nhiều người đã ép dẻo chứng minh nhân dân (CMND), bằng lái xe… với mong muốn giữ độ bền cho những loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ép dẻo giấy tờ tùy thân lại đem lại không ít rủi ro.
Khi ép dẻo… phản tác dụng
Trước khi đổi sang thẻ căn cước công dân, rất nhiều người vẫn đang sử dụng CMND được ép plastic nên thường dễ bị gãy gập khi bỏ vào trong túi, ví hoặc bị bong tróc lớp dán plastic sau thời gian dài sử dụng.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tìm đến với dịch vụ ép dẻo, ép cứng, ép lụa… vốn có sẵn trên bất cứ con đường, ngõ phố nào. Chỉ cần mất vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng, Giấy CMND đã được “khoác” chiếc áo mới, vừa đẹp vừa bền.
Thế nhưng, thực tế là việc ép dẻo, ép cứng trên các loại giấy tờ như CMND có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng một phần đến nội dung, chữ ký của CMND, đặc biệt là làm mờ hoặc làm mất dấu nổi khiến CMND không còn giá trị.
Không ít trường hợp người dân phải méo mặt khi cơ quan Nhà nước từ chối sử dụng CMND đã ép dẻo. Khi đó, người dân phải làm mất thời gian làm thủ tục cấp lại CMND.
Trong nhiều trường hợp, ép dẻo làm CMND mất giá trị sử dụng (Ảnh minh họa)
Một số lưu ý khác khi sử dụng CMND
Ngoài việc không được ép dẻo CMND, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người dân cần lưu ý một số quy định sau khi sử dụng loại giấy tờ tùy thân quan trọng này:
- CMND chỉ có giá trị sử dụng trong 15 năm, hết thời hạn, người dân phải làm thủ tục cấp lại. Hiện nay, khi làm thủ tục này, người dân sẽ được cấp Thẻ Căn cước công dân thay vì CMND như cũ.
- Không được tẩy xóa, sửa chữa trên CMND. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.
- Cần xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền. Nếu vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
- Mang CMND đi “cầm đồ” để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật có thể sẽ bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng.
LuatVietnam
Các bản tin khác
- 'Mua' lại Phòng công chứng nhà nước với giá 1,8 tỉ đồng
- Thị trường BĐS tháng 11/2015 khá ổn định, giá cả ít biến động
- Chính phủ yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
- Đà Nẵng hạ giá bán căn hộ chung cư nhà nước
- Cấm thông tin “ảo”, thị trường bất động sản liệu có minh bạch?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2015
- Thị trường bất động sản: Thẩm thấu tốt, không lo bong bóng
- Khu đô thị FPT Đà Nẵng: 1,6 tỷ đồng sở hữu một căn nhà phố thông minh
- Sẽ lập hệ thống thông tin nhà ở thống nhất trên toàn quốc
- Thay đổi quan điểm trong sở hữu bất động sản
- Kiến nghị kéo dài thời gian “giải cứu” bất động sản
- Thi công công viên tại bãi đỗ xe ngầm đường Hùng Vương
- Quốc hội thông qua nhiều luật quan trọng
- 3 lưu ý khi chọn mua căn hộ cao cấp
- Dấu ấn cá nhân của nhà đầu tư bất động sản
- Cầu chưa xây, đất đã bị “thổi giá lên trời”
- Địa ốc đón TPP: Cơ hội mới, nhu cầu mới
- Ngân hàng ‘kết hôn’ chặt với địa ốc
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh
- Hướng dẫn thẩm quyền về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người SDĐ, nhà ở