Nhiều người đã ép dẻo chứng minh nhân dân (CMND), bằng lái xe… với mong muốn giữ độ bền cho những loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ép dẻo giấy tờ tùy thân lại đem lại không ít rủi ro.
Khi ép dẻo… phản tác dụng
Trước khi đổi sang thẻ căn cước công dân, rất nhiều người vẫn đang sử dụng CMND được ép plastic nên thường dễ bị gãy gập khi bỏ vào trong túi, ví hoặc bị bong tróc lớp dán plastic sau thời gian dài sử dụng.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tìm đến với dịch vụ ép dẻo, ép cứng, ép lụa… vốn có sẵn trên bất cứ con đường, ngõ phố nào. Chỉ cần mất vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng, Giấy CMND đã được “khoác” chiếc áo mới, vừa đẹp vừa bền.
Thế nhưng, thực tế là việc ép dẻo, ép cứng trên các loại giấy tờ như CMND có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng một phần đến nội dung, chữ ký của CMND, đặc biệt là làm mờ hoặc làm mất dấu nổi khiến CMND không còn giá trị.
Không ít trường hợp người dân phải méo mặt khi cơ quan Nhà nước từ chối sử dụng CMND đã ép dẻo. Khi đó, người dân phải làm mất thời gian làm thủ tục cấp lại CMND.
Trong nhiều trường hợp, ép dẻo làm CMND mất giá trị sử dụng (Ảnh minh họa)
Một số lưu ý khác khi sử dụng CMND
Ngoài việc không được ép dẻo CMND, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người dân cần lưu ý một số quy định sau khi sử dụng loại giấy tờ tùy thân quan trọng này:
- CMND chỉ có giá trị sử dụng trong 15 năm, hết thời hạn, người dân phải làm thủ tục cấp lại. Hiện nay, khi làm thủ tục này, người dân sẽ được cấp Thẻ Căn cước công dân thay vì CMND như cũ.
- Không được tẩy xóa, sửa chữa trên CMND. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.
- Cần xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền. Nếu vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
- Mang CMND đi “cầm đồ” để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật có thể sẽ bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng.
LuatVietnam
Các bản tin khác
- Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cấp đổi chủ quyền nhà đất từ 1-7
- Hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về ĐKGDBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Từ 1-7, người nước ngoài được phép mua nhà ở Việt Nam: Cú hích cho thị trường "rã đông"
- Thủ tục cấp sổ đỏ khi mua đất được thừa kế
- 7 lý do nên đầu tư căn hộ hoàn thiện
- “Coi chừng bong bóng bất động sản”
- Nhà thì nhiều mà mua không dễ
- Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà: Hàng loạt nỗi lo trước giờ G
- NHNN yêu cầu báo cáo việc từ chối cho vay gói 30.000 tỷ
- Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2015
- “Nỗi niềm” chung cư không sổ hồng
- Xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất
- Để có một sông Hàn lung linh và huyền ảo
- Đất nền vùng ven hút tiền nhàn rỗi
- Lý giải vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam
- Khách Nhật quan tâm điều gì nhất khi chọn căn hộ dịch vụ?
- Tìm "áo khoác" đẹp cho hai bờ sông Hàn
- Giao dịch bất động sản tăng mạnh
- Sông Hàn sẽ trở thành một điểm nhấn tuyệt đẹp giữa lòng thành phố
- Đà Nẵng được vinh danh 'Thành phố xuất sắc trong chuyển đổi'