Theo quy định, trong trường hợp đủ điều kiện, người lao động được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần khi không còn nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy cách tính BHXH 1 lần như thế nào?
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13, người lao động được rút bảo hiểm xã hội 01 lần khi thuộc một trong các trường hợp:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
- Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 04 tháng (năm 2021) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
- Tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:
Mức hưởng |
= |
(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) |
+ |
(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) |
Trong đó:
- Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm.
Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.
- Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mbqtl |
= |
(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) |
: |
Tổng số tháng đóng BHXH |
Theo Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021 như sau:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Mức điều chỉnh |
5,01 |
4,25 |
4,02 |
3,89 |
3,61 |
3,46 |
3,52 |
3,53 |
3,40 |
3,29 |
3,06 |
2,82 |
2,62 |
2,42 |
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Mức điều chỉnh |
1,97 |
1,84 |
1,69 |
1,42 |
1,30 |
1,22 |
1,18 |
1,17 |
1,14 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,0 |
Lưu ý:
Mức hưởng BHXH một lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Ví dụ:
Ông A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2017 đến tháng 04/2019 như sau:
Từ tháng 10/2017 - 12/2017: Mức lương 4.500.000 đồng/tháng.
Từ tháng 01/2018 - 03/2019: Mức lương 5.000.000 đồng/tháng.
Tháng 04/2019: Mức lương 5.500.000 đồng/tháng.
Tổng thời gian tham gia BHXH của ông A là 01 năm 06 tháng (1,5 năm). Thời điểm đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng BHXH 01 lần từ tháng 05/2020. Nếu năm 2021, ông A làm thủ tục hưởng BHXH 01 lần thì sẽ được nhận:
Mức lương bình quân = {(3 x 4.500.000 x 1,1) + (12 x 5.000.000 x 1,06) + (3 x 5.000.000 x 1,03) + (1 x 5.500.000 x 1,03)} : 19 = 5.240.789 đồng/tháng.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần bằng = 2 x 5.240.789 x 1,5 = 15.722.367 đồng.
Trên đây là chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần. Người lao động có thể căn cứ vào thời gian đóng cũng như mức lương đóng BHXH của mình để tính chính xác số tiền BHXH 1 lần được nhận. Nếu chưa biết cách tính BHXH 1 lần của mình cũng như có vướng mắc gì khác, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Tín hiệu tích cực từ gói 30.000 tỷ đồng
- Nội bán, ngoại mua trên thị trường bất động sản
- Bất động sản vẫn hút FDI
- Bất động sản Đà Nẵng: “Bung hàng” phân khúc giá rẻ
- Bất động sản "ấm" dần với phân khúc giá "bình dân"
- Kinh tế khởi sắc là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS
- Giá đất tái định cư tại một số khu dân cư trên địa bàn thành phố
- Hoàn thành cấp điện cho khu E2 mở rộng giai đoạn 1 và 2 trước ngày 15/9/2013
- Đà Nẵng: Thí điểm 6 khu phố chuyên doanh
- Chính sách thu nợ tiền sử dụng đất
- Bố trí 204 lô đất cho gia đình chính sách xây dựng nhà ở
- Khai trương Hạ tầng CNTT-TT thành phố Đà Nẵng
- Những điểm cần lưu ý khi mua bất động sản hiện nay
- Gói 30.000 tỷ: Tiền sẵn sàng, chỉ phụ thuộc hàng
- BĐS tốt hơn nhờ chính sách
- Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng: Hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng mục tiêu
- Xu hướng hợp tác "bó đũa" trong BĐS
- Xe ô tô chưa sang tên, đừng dại mang đi lưu hành
- Nhà giá rẻ - biết tìm đâu?
- Giá đất tái định cư tạ khu dân cư Bình Kỳ