Đến ngày 01/7/2021, Bộ Công an phấn đấu một nửa dân số Việt Nam có Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Như vậy, nửa còn lại sẽ sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CCCD mã vạch. Với nhiều đặc điểm khác với CCCD gắn chip, không ít người đang dùng CMND tỏ ra lo lắng vì chưa hiểu rõ về loại thẻ này.
1. CMND có thời hạn 15 năm và được sử dụng đến khi hết hạn
Mục 4, Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân được quy định như sau:
4. Số và thời hạn sử dụng của CMND.
CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014:
Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, Chứng minh nhân dân 9 số có thời hạn 15 năm. Công dân không phải đổi Chứng minh nhân dân sang CCCD gắn chip nếu thẻ vẫn còn hạn và nguyên vẹn.
2. CMND có giá trị tương đương Căn cước công dân
Hiện nay, trên cả nước đang tồn tại đồng thời các thẻ sau có giá trị tương đương:
- Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số;
- Căn cước công dân.
Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, cả CMND và CCCD đều là giấy tờ tùy thân của công dân và có giá trị như nhau, được dùng song song với nhau.
5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết (Ảnh minh họa)
3. Khi đổi sang CCCD sẽ bị cắt góc hoặc thu hồi CMND
Theo Thông tư 40/2019 của Bộ Công an, khi đổi CMND sang CCCD, trường hợp Chứng minh nhân dân còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.
Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ.
Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.
Trường hợp Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
4. 6 trường hợp dùng CMND cần đổi sang CCCD gắn chip
Hiện nay, có 6 trường hợp cần đổi CMND theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP gồm:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng.
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Mất chứng minh nhân dân.
Nếu không thuộc các trường hợp ở trên, người dân KHÔNG CẦN đổi sang CCCD gắn chip. Tuy nhiên, nếu đang dùng CMND mà thuộc một trong các trường hợp trên, người dân cần đi đổi sang CCCD gắn chip (do hiện tại không còn cấp CMND) để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
5. Đổi sang CCCD có thể không cần xin xác nhận số CMND
Theo quy định tại Thông tư 40, khi đổi CMND sang CCCD, Công an sẽ phải cấp Giấy xác nhận số CMND cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay, mã QR được in ở mặt trước, phía góc phải trên cùng của thẻ CCCD gắn chip cũng có chứa thông tin số CMND cũ (9 số) khi dùng điện thoại thông minh quét mã.
Vì vậy, hầu hết các trường hợp đổi CMND sang CCCD gắn chip không cần xin xác nhận số CMND (tại nhiều địa phương, Công an chỉ cấp Giấy này khi có yêu cầu).
Tuy nhiên, không phải thẻ CCCD gắn chip nào mã QR cũng chứa số CMND 9 số. Theo đại diện Bộ Công an, hiện CCCD gắn chip lưu trữ được số thẻ của lần đổi gần nhất.
Vậy nên nếu đổi từ CMND 9 số sang CCCD gắn chip thì CCCD gắn chip sẽ lưu trữ được. Còn trường hợp đã đổi nhiều lần từ CMND 9 số sang CCCD mã vạch, rồi tiếp tục đổi từ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip thì chưa lưu trữ được.
Trường hợp này, người dân cần xin xác nhận số CMND để sử dụng khi cần đối chiếu trong thực hiện các thủ tục, giao dịch.
Nếu có băn khoăn về Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.
Theo luatvietnam.vn
Các bản tin khác
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch
- Bất động sản 2019 “xuôi ngược” về đâu?