Nhiều người cho rằng số Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân sẽ không có giá trị gì với người khác, tuy nhiên, việc để lộ số CMND, thẻ Căn cước công dân lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Căn cứ:
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân;
- Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Để lộ các thông tin cá nhân khác
Hiện nay, CMND 9 số, 12 số và thẻ Căn cước công dân đồng thời tồn tại, trong đó 02 hoặc 03 số đầu sẽ là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký khai sinh.
Đặc biệt, CMND 12 số và thẻ Căn cước công dân còn tiết lộ thêm giới tính, năm sinh.
Do vậy, khi biết được số CMND, thẻ Căn cước công dân của một người là có thể xác định được nơi sinh, giới tính và năm sinh của người đó.
Khi biết được các thông tin này, kẻ gian dễ dàng lợi dụng để giả dạng cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện thoại hù dọa người dân liên quan đến các vụ án ma túy lớn rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để chứng minh, sau đó chiếm đoạt.
Rắc rối về mã số thuế thu nhập cá nhân
Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân (Ảnh minh họa)
Có không ít công ty dùng CMND, thẻ Căn cước công dân trong hồ sơ xin việc của ứng viên khi tuyển dụng nhân sự để đăng ký mã số thuế mà người này không hề biết.
Chỉ tới khi muốn đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, kiểm tra thì phát hiện đã có mã số thuế, trong khi, chưa từng đi làm ở đâu hay đăng ký mã số thuế trước đó.
Lúc này, sẽ phải mất thời gian liên hệ với chi cục thuế để được giải quyết.
Bị sử dụng thông tin cá nhân để vay nợ
Theo thông tin tìm hiểu, hiện tượng mua bán thông tin cá nhân đã và đang diễn ra phổ biến, dẫn đến tình trạng kẻ xấu lấy cắp thông tin trên tài khoản ngân hàng gây thiệt hại về tài chính.
Ngoài ra, chúng còn sử dụng thông tin đó để vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng.
Do đó, việc bảo mật không chỉ số CMND, thẻ Căn cước công dân cũng như các thông tin cá nhân khác cần được chú trọng. Dù không tránh được việc phải cung cấp các thông tin này nhưng không tùy tiện mà chỉ cung cấp khi cảm thấy cần thiết và an toàn.
Các bản tin khác
- Vốn ngoại đổ vào địa ốc
- Trên 96% diện tích đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất
- Kinh doanh BĐS: Phục vụ "thượng đế" còn lắm gian nan
- Khó có 'bong bóng' nhà đất
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Sếp lớn bất động sản nói gì về triển vọng thị trường?
- Xã hội hóa đầu tư khu Liên hợp thể thao
- Chưa vội định đoạt số phận sân Chi Lăng trong 5 năm tới
- Đà Nẵng mới chỉ bán được 24 căn hộ chung cư 12 tầng Nại Hiên Đông
- Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?
- Bồi thường thu hồi đất: Khác gì so với trước?
- Giá đất tái định cư một số khu dân cư trên địa bàn 2 quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu
- Giao dịch bất động sản giảm nhẹ trong tháng 9
- Thấp thỏm chờ di dời ga Đà Nẵng (2)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10-2015
- Sở Xây dựng TP.HCM thống nhất giảm nhiều thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Lý do người Đà Nẵng thích mua đất nền
- Ngũ Hành Sơn - Sự chuyển mình mạnh mẽ
- Hoà Xuân, “điểm nóng” mới của bất động sản Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại dự án Khu dân cư Bàu Mạc