Nhiều người cho rằng số Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân sẽ không có giá trị gì với người khác, tuy nhiên, việc để lộ số CMND, thẻ Căn cước công dân lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Căn cứ:
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân;
- Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Để lộ các thông tin cá nhân khác
Hiện nay, CMND 9 số, 12 số và thẻ Căn cước công dân đồng thời tồn tại, trong đó 02 hoặc 03 số đầu sẽ là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký khai sinh.
Đặc biệt, CMND 12 số và thẻ Căn cước công dân còn tiết lộ thêm giới tính, năm sinh.
Do vậy, khi biết được số CMND, thẻ Căn cước công dân của một người là có thể xác định được nơi sinh, giới tính và năm sinh của người đó.
Khi biết được các thông tin này, kẻ gian dễ dàng lợi dụng để giả dạng cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện thoại hù dọa người dân liên quan đến các vụ án ma túy lớn rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để chứng minh, sau đó chiếm đoạt.
Rắc rối về mã số thuế thu nhập cá nhân
Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân (Ảnh minh họa)
Có không ít công ty dùng CMND, thẻ Căn cước công dân trong hồ sơ xin việc của ứng viên khi tuyển dụng nhân sự để đăng ký mã số thuế mà người này không hề biết.
Chỉ tới khi muốn đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, kiểm tra thì phát hiện đã có mã số thuế, trong khi, chưa từng đi làm ở đâu hay đăng ký mã số thuế trước đó.
Lúc này, sẽ phải mất thời gian liên hệ với chi cục thuế để được giải quyết.
Bị sử dụng thông tin cá nhân để vay nợ
Theo thông tin tìm hiểu, hiện tượng mua bán thông tin cá nhân đã và đang diễn ra phổ biến, dẫn đến tình trạng kẻ xấu lấy cắp thông tin trên tài khoản ngân hàng gây thiệt hại về tài chính.
Ngoài ra, chúng còn sử dụng thông tin đó để vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng.
Do đó, việc bảo mật không chỉ số CMND, thẻ Căn cước công dân cũng như các thông tin cá nhân khác cần được chú trọng. Dù không tránh được việc phải cung cấp các thông tin này nhưng không tùy tiện mà chỉ cung cấp khi cảm thấy cần thiết và an toàn.
Các bản tin khác
- Những chính sách mới về đất đai có hiệu lực trong tháng 8-2014
- Tọa đàm về một số kỹ năng cần lưu ý khi giao kết, thực hiện hợp đồng
- Tăng trưởng bất động sản du lịch và cải thiện giao dịch đất nền
- 1,13 tỷ USD vốn FDI “đổ” vào bất động sản
- Mua nhà có cần chọn năm hợp tuổi?
- Bất động sản Đà Nẵng đang khởi sắc
- Mua nhà sở hữu chung: rủi ro rình rập
- Luật Đất đai mới "mở cửa" cho nhà ĐTNN tham gia vào thị trường BĐS
- Đà Nẵng khánh thành hệ thống thông tin chính quyền điện tử
- Giao dịch BĐS tiếp tục phục hồi tích cực
- Bác tin mua chung cư phải nộp tiền sử dụng đất
- Có ngoại tệ, được sử dụng như thế nào?
- Khóc ròng vì luật thay đổi
- Đất ở lâu năm nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy
- Triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh kết quả giải quyết thủ tục hành chính công
- Khối ngoại rót vốn vào tài chính, y tế và địa ốc
- Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng
- Họp triển khai Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời: Vấn đề chứng thực và việc lạm dụng các bản sao có chứng thực trong thực hiện thủ tục hành chính
- VinaLiving chào bán bất động sản Đà Nẵng