Nhiều người cho rằng số Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân sẽ không có giá trị gì với người khác, tuy nhiên, việc để lộ số CMND, thẻ Căn cước công dân lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Căn cứ:
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân;
- Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Để lộ các thông tin cá nhân khác
Hiện nay, CMND 9 số, 12 số và thẻ Căn cước công dân đồng thời tồn tại, trong đó 02 hoặc 03 số đầu sẽ là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký khai sinh.
Đặc biệt, CMND 12 số và thẻ Căn cước công dân còn tiết lộ thêm giới tính, năm sinh.
Do vậy, khi biết được số CMND, thẻ Căn cước công dân của một người là có thể xác định được nơi sinh, giới tính và năm sinh của người đó.
Khi biết được các thông tin này, kẻ gian dễ dàng lợi dụng để giả dạng cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện thoại hù dọa người dân liên quan đến các vụ án ma túy lớn rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để chứng minh, sau đó chiếm đoạt.
Rắc rối về mã số thuế thu nhập cá nhân
Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân (Ảnh minh họa)
Có không ít công ty dùng CMND, thẻ Căn cước công dân trong hồ sơ xin việc của ứng viên khi tuyển dụng nhân sự để đăng ký mã số thuế mà người này không hề biết.
Chỉ tới khi muốn đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, kiểm tra thì phát hiện đã có mã số thuế, trong khi, chưa từng đi làm ở đâu hay đăng ký mã số thuế trước đó.
Lúc này, sẽ phải mất thời gian liên hệ với chi cục thuế để được giải quyết.
Bị sử dụng thông tin cá nhân để vay nợ
Theo thông tin tìm hiểu, hiện tượng mua bán thông tin cá nhân đã và đang diễn ra phổ biến, dẫn đến tình trạng kẻ xấu lấy cắp thông tin trên tài khoản ngân hàng gây thiệt hại về tài chính.
Ngoài ra, chúng còn sử dụng thông tin đó để vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng.
Do đó, việc bảo mật không chỉ số CMND, thẻ Căn cước công dân cũng như các thông tin cá nhân khác cần được chú trọng. Dù không tránh được việc phải cung cấp các thông tin này nhưng không tùy tiện mà chỉ cung cấp khi cảm thấy cần thiết và an toàn.
Các bản tin khác
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2