Nhiều người cho rằng số Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân sẽ không có giá trị gì với người khác, tuy nhiên, việc để lộ số CMND, thẻ Căn cước công dân lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Căn cứ:
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân;
- Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Để lộ các thông tin cá nhân khác
Hiện nay, CMND 9 số, 12 số và thẻ Căn cước công dân đồng thời tồn tại, trong đó 02 hoặc 03 số đầu sẽ là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký khai sinh.
Đặc biệt, CMND 12 số và thẻ Căn cước công dân còn tiết lộ thêm giới tính, năm sinh.
Do vậy, khi biết được số CMND, thẻ Căn cước công dân của một người là có thể xác định được nơi sinh, giới tính và năm sinh của người đó.
Khi biết được các thông tin này, kẻ gian dễ dàng lợi dụng để giả dạng cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện thoại hù dọa người dân liên quan đến các vụ án ma túy lớn rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để chứng minh, sau đó chiếm đoạt.
Rắc rối về mã số thuế thu nhập cá nhân
Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân (Ảnh minh họa)
Có không ít công ty dùng CMND, thẻ Căn cước công dân trong hồ sơ xin việc của ứng viên khi tuyển dụng nhân sự để đăng ký mã số thuế mà người này không hề biết.
Chỉ tới khi muốn đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, kiểm tra thì phát hiện đã có mã số thuế, trong khi, chưa từng đi làm ở đâu hay đăng ký mã số thuế trước đó.
Lúc này, sẽ phải mất thời gian liên hệ với chi cục thuế để được giải quyết.
Bị sử dụng thông tin cá nhân để vay nợ
Theo thông tin tìm hiểu, hiện tượng mua bán thông tin cá nhân đã và đang diễn ra phổ biến, dẫn đến tình trạng kẻ xấu lấy cắp thông tin trên tài khoản ngân hàng gây thiệt hại về tài chính.
Ngoài ra, chúng còn sử dụng thông tin đó để vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng.
Do đó, việc bảo mật không chỉ số CMND, thẻ Căn cước công dân cũng như các thông tin cá nhân khác cần được chú trọng. Dù không tránh được việc phải cung cấp các thông tin này nhưng không tùy tiện mà chỉ cung cấp khi cảm thấy cần thiết và an toàn.
Các bản tin khác
- Khẩn trương thực hiện tái định cư tại quận Ngũ Hành Sơn
- Phiên họp lần thứ XV của Hội đồng thẩm định Đề xuất quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Bán rẻ căn hộ cũng khó
- Bắt giam một cò đất lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
- Cảnh báo rủi ro trong giao dịch bảo đảm
- BẤT ĐỘNG SẢN ĐÃ CHẠM “ĐÁY”?
- Triển khai bảo đảm tiến độ các dự án tại các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
- Đà Nẵng-Quảng Nam khơi thông sông Cổ Cò
- 1.723 tỷ đồng đầu tư đường Nguyễn Tất Thành nối dài và đường vành dai phía Nam
- Giá đất tái định cư các dự án trên địa bàn thành phố
- 420 tỷ đồng xây dựng hai cây cầu bắc qua sông Cổ Cò
- Thị trường bất động sản khó “tan băng”
- Thành lập Hội Công chứng TP.HCM
- Nhà đang thế chấp vẫn chứng tặng cho!
- Hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng từ ngày 7/5/2012
- Giấy tờ giả ám ảnh công chứng viên
- Lãnh đạo thành phố tiếp đoàn công tác Hội đồng công chứng Tòa thượng thẩm Douai (Cộng hòa Pháp)
- Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng: Dòng vốn đã chảy vào BĐS, VLXD?
- Rộ giấy tờ giả qua công chứng - Bài 3: Công an lơ là, bọn làm giả nhơn nhơn
- Rộ giấy tờ giả qua công chứng - Bài 2: Thiệt hại nặng, xử lý nhẹ