Người dân cần đi làm căn cước công dân, đăng ký tài khoản định danh điện tử hoặc cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước ngày 31/12.
Khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng trong các thủ tục hành chính. Hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã vận hành thống nhất,
Bộ Công an khẳng định người dân có thể khai thác thông tin cư trú trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công. Để thuận lợi cho các giao dịch, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân thực hiện những công việc sau:
Cập nhật thông tin vào CSDL quốc gia về dân cư
Theo Luật Căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 9 Luật Căn cước công dân nêu thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào CSDLQG gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu...
Do đó, công dân cần cập nhật thông tin trên CSDLQG để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính sau ngày 31/12. Những thông tin đã được cập nhật có thể sử dụng thay cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Làm căn cước công dân gắn chip
Theo Điều 12 Luật Căn cước công dân, số định danh cá nhân được xác lập từ CSDLQGVDC dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi cá nhân.
Khi giao dịch các thủ tục hành chính, cơ quan chức năng sẽ sử dụng số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên CSDLQGVDC.
Nhà chức trách nhấn mạnh nếu công dân đang sử dụng chứng minh nhân dân 9 số, chưa biết số định danh cá nhân của bản thân, có thể gặp khó khăn trong việc xin xác nhận thông tin về cư trú.
Do đó, cơ quan công an đề nghị mọi người đến độ tuổi làm căn cước công dân gắn chip (từ đủ 14 tuổi trở lên) nhưng chưa thực hiện việc này, thì cần nhanh chóng triển khai để tạo thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Xin giấy xác nhận thông tin cư trú
Người dân có thể sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế khi cần xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin liên quan. Nội dung của giấy xác nhận này gồm thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Theo Điều 17 Thông tư 55/2021 của Bộ Công an, mọi người yêu cầu cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú bằng những cách thức sau:
- Đến công an xã, phường, thị trấn; công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú.
- Gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú hay Cổng dịch vụ công quốc gia.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử
Theo Nghị định số 59/2020/NĐ-CP của Chính phủ, người dân có thể xuất trình thông tin định danh điện tử qua ứng dụng VNeID để chứng minh nhân thân, giao dịch các thủ tục hành chính thay căn cước công dân gắn chip.
Tài khoản định danh điện tử có 2 mức độ. Trong đó, mức độ 1 gồm những thông tin cá nhân và ảnh chân dung. Ở mức 1, người dân được sử dụng một số tính năng cơ bản như: Giải quyết dịch vụ công trực tuyến về thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng...
Đối với mức 2, tài khoản này có thêm thông tin về sinh trắc học của công dân (vân tay). Với tài khoản này, người dân được sử dụng tất cả tiện ích đã tích hợp các loại giấy tờ gồm: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, chuyển tiền...). Đáng chú ý, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân Việt Nam có giá trị tương đương căn cước công dân gắn chip.
Để đăng ký tài khoản định danh điện tử, người dân thực hiện đăng ký thông qua ứng dụng VNeID trên điện thoại di động, hoặc đến cơ quan công an địa phương để làm thủ tục.
Các bản tin khác
- Bốn bộ bàn pháp lý condotel
- Lý do người Việt thích gom mua đất
- Bàn cách gỡ khó cho condotel
- Hoán đổi, thu hồi các khu đất, dự án để phục vụ công cộng
- Sớm nghiên cứu, triển khai khu vui chơi giải trí về đêm
- Xu hướng thị trường bất động sản 2018–2019: 3 cơ hội , 4 thách thức, 5 xu hướng
- Thị trường bất động sản: Minh bạch... là vàng
- Dự án di dời ga Đà Nẵng: Còn nhiều khúc mắc
- Giá đất tái định cư tại một số dự án
- Sớm triển khai dứt điểm các dự án tồn đọng
- Giáo sư đại học Harvard nói gì về bất động sản Việt Nam?
- Luật sư mách nước để tránh chuyện "mua đầu dê, nhận thịt chó" khi nhận bài giao căn hộ
- CEO ngoại nêu 3 lý do khiến condotel hấp dẫn
- Đà Nẵng kêu gọi “Hiến kế xây dựng thành phố thông minh"
- Hoa tươi và quà tặng hút khách dịp 8-3
- Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ra đời như thế nào?
- Nhiều điểm mới tại lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018
- Ưu đãi chưa từng có dành tặng du khách vui chơi Sun World Danang Wonders
- “Bỏng tay” tại dự án Halla Jade Residence Đà Nẵng
- Ngân hàng kiểm chặt dòng vốn, doanh nghiệp địa ốc đã sẵn sàng cho "cuộc chơi" mới?