(ĐNĐT) - Nhiều ông chủ doanh nghiệp, tay môi giới bất động sản (BĐS) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã phải bỏ nghề hoặc chuyển sang kinh doanh nghề khác, thậm chí mở dịch vụ rửa xe, giữ xe, giữa lúc thị trường BĐS tiếp tục "đóng băng" như hiện nay.
Khi thị trường BĐS ế ẩm, không chỉ có DN của anh Ch. lâm vào tình trạng “trắng tay” mà có tới hàng trăm DN kinh doanh và môi giới BĐS phải phá sản vì không chịu nổi sức ép lãi vay của ngân hàng.
Thị trường BĐS "đóng băng", nhiều DN lâm cảnh khốn khó
Anh Hồng, giám đốc một DN kinh doanh BĐS trên địa bàn quận Liên Chiểu, buồn rầu: “Đất càng ngày càng xuống giá, muốn bán rẻ cũng chẳng có ai mua. Thế nhưng, hàng tháng vẫn phải đóng lãi cho ngân hàng tới cả trăm triệu đồng. Nếu tính sơ sơ qua hai năm thị trường BĐS “đóng băng”, ngân hàng đã “nuốt” tiền lãi của DN ngót nghét gần 2 tỷ đồng”.
Mở công ty đã được gần 3 năm, nhưng chưa khi nào việc kinh doanh của anh Đỗ Khương, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dich vụ Nhà Đất, lại lâm vào tình cảnh khó khăn như hiện nay. Khởi nghiệp kinh doanh khi thị trường sôi động, BĐS nóng sốt, công ty của anh Khương có ngày trúng mánh bán được cả chục lô đất, hơn nữa lại gây dựng được mối quan hệ với nhiều chủ đầu tư trong giới kinh doanh nhà đất.
Phất lên nhờ đất cát, ông chủ công ty này cũng nhanh chóng có tiền tỷ trong tay. Nhưng khi tình hình kinh tế khó khăn, thị trường BĐS “đứng hình” trong thời gian dài khiến giao dịch ngày một thưa thớt. Bước sang năm 2012, dường như văn phòng giao dịch BĐS của công ty anh Khương lúc nào cũng “cửa đóng then cài”.
Anh Khương cho hay: “Khi nhận thấy thị trường BDS “đóng băng” kéo dài, mà hàng tháng phải mất bao nhiều khoản chi phí từ lương nhân viên, tiền mặt bằng,điện, nước….nên cứ đến đầu tháng là nóng hết cả ruột. Để tận dụng mặt bằng có sẵn, đồng thời lại giải quyết được nguồn nhân lực tại chỗ nên chúng tôi quyết định kiêm luôn nghề giữ xe, lấy ngắn nuôi dài...”.
Cùng quan điểm với anh Khương, anh Tiến, một tay đầu tư nhà đất có tiếng trên địa bàn quận Liên Chiểu, cũng đành phải gác nghề kinh doanh BĐS để chọn hướng làm ăn mới. Sau nhiều tháng “nghiên cứu”, cuối cùng anh Tiến cũng quyết định đầu tư vài trăm triệu đồng để mở một tiệm rửa xe máy, ô-tô vào bậc hiện đại nhất ở Liên Chiểu.
“Đất không bán được mà bỏ hoang thì quá lãng phí. Mặc dù nghề rửa xe thu nhập không bằng buôn đất, nhưng tính ra ngày nào cũng kiếm tiền đều đều. Nếu không chuyển nghề, cõ lẽ khu đất làm bãi rửa xe chừ cũng phải bán tháo để lấy tiền trả lãi ngân hàng rồi, bởi dân buôn đất ai mà chẳng phải vay vốn ngân hàng”, anh Tiến nói.
Khác hẳn với anh Khương, anh Tiến, khi thị trường BĐS “đóng băng”, nhiều chủ DN vẫn hoạt động kinh doanh BĐS và quyết tâm bám trụ với ghề để chờ cơ hội đầu tư mới khi thị trường có tín hiệu ấm lên.
Giám đốc một DN môi giới BĐS tại quận Hải Châu cho biết: Gần một năm nay, trung bình hàng tháng số giao dịch thành công tại công ty ông đã sụt giảm tới 95% so với thời điểm trước khi thị trường suy thoái. Nếu chỉ trông chờ vào hoạt động môi giới, công ty sẽ phá sản là cái chắc.
Ông Võ Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Đà Nẵng, cho rằng: Trong thời điểm này, đầu tư BĐS có giá trị thấp như nhà nhỏ tuy lợi nhuận không nhiều như thời kỳ thị trường BĐS lên cơn “sốt” nhưng rất ít rủi ro. Bởi nó xuất phát từ nhu cầu nhà ở vẫn còn rất lớn trong thực tế cuộc sống. |
“Theo quan sát của tôi, thị trường BĐS chỉ đóng băng ở phân khúc căn hộ cao cấp, đất dự án chứ những nhà nhỏ, giá từ 300- 500 triệu đồng, đặc biệt là nhà phố thì không bị ảnh hưởng nhiều. Vì thế, chúng tôi chuyển hướng, dồn toàn lực, đầu tư vào những căn nhà nhỏ. Đồng thời, những nhân viên làm nhiệm vụ môi giới, tư vấn của công ty trước đây được chuyển sang làm nhiệm vụ đi tìm những căn nhà cũ, nằm trong hẻm, con phố nhỏ ở các quận vùng ven đang rao bán, đàm phán mua và gia cố lại, rồi cân đối thu – chi, bán ra hưởng chênh lệch, vị giám đốc này cho hay.
Có thể khẳng định rằng, khi thị trường BĐS bùng nổ, nhiều công ty môi giới BĐS cũng được thành lập theo phong trào. Thực lực, chuyên môn, mối quan hệ của họ không nhiều, chưa đủ sức để chống đỡ những khó khăn hiện tại.
Các chuyên gia cho rằng môi giới BĐS là ngành cần phải có mạng lưới quan hệ sâu rộng. Thậm chí, ngay cả những DN được đầu tư mạnh về tài chính nhưng nếu không có đủ các điều kiện trên cũng sẽ phải chật vật ngay cả khi thị trường hoạt động bình thường, chứ chưa nói gì đến những thời điểm khó khăn. Vì thế, đối với các DN nhỏ, chưa có thương hiệu thì việc chuyển hướng đầu tư tạm thời là cách tốt nhất nhưng phải tận dụng tối đa nguồn vốn, tránh làm tràn lan mà thực hiện xong dự án này mới chuyển sang dự án khác.
Bài và ảnh: Trọng Hùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Thị trường căn hộ chung cư cao cấp ở Đà Nẵng: Lại hút khách ngoài tỉnh
- Khu đô thị Nam Cầu Nguyễn Tri Phương
- Hưởng di sản thừa kế của người đã mất
- LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ CHỦ CHỐT TP ĐÀ NẴNG, THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG: Sớm có cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng bứt phá
- “Hiệu quả doanh nghiệp- thành công của thành phố”
- Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai: Đầy rủi ro!
- Ôtô ở Việt Nam đắt hơn khu vực tới 300 triệu đồng/chiếc
- Tăng giá căn hộ vì Thông tư 03
- Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Công chứng phi lợi nhuận thì ai làm?
- Đầu tư 600 tỷ đồng triển khai dự án nhà ở xã hội F-Home
- La Maison 1888 lọt “top” 10 nhà hàng đẹp nhất thế giới
- Triệu con tim hướng về Đất tổ
- Giao dịch căn hộ, đất nền tăng
- Giảm tải ùn tắc giao thông qua Ngã ba Huế: Mở đường Đinh Liệt nối Lê Trọng Tấn
- Công bố điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị sinh thái Hòa Quý
- Mất nhà vì Thông tư 14, kiện được không?
- Khuyến khích người Đà Nẵng sử dụng ô tô sản xuất tại Đà Nẵng
- Kỳ vọng thành phố động lực