Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Trong Phiên thảo luận tại Tổ 12, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên đã có ý kiến đóng góp về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)...
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 12
Yêu cầu cao nhất khi sửa Luật Công chứng là phục vụ Nhân dân
Đề cập về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá: Trước đây, chúng ta không có công chứng vì tất cả giao dịch đều rất đơn giản. Sau khi xã hội phát triển, nhu cầu quản lý hành chính Nhà nước và sự phát triển của tư pháp mới sinh ra công chứng, chỉ khoảng vài chục năm nay, từ đơn giản là sao y bản chính, chứng thực văn bản, thẩm quyền ban đầu của UBND. Sau đó, hình thành nên nghề công chứng, giao cho ngành tư pháp nhưng xã hội hoá lớn.
Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, Luật Công chứng (sửa đổi) trước hết phải phục vụ cho người dân, phục vụ cho nền hành chính quản lý, quản trị xã hội và liên quan đến pháp lý, chứng cứ tư pháp, độ chuẩn xác rất lớn. Ban hành luật ra để hoạt động công chứng chuẩn, còn nếu tuỳ tiện thì rất khó khăn. Vừa qua, quản lý, quản trị hành chính Nhà nước cải tiến rất nhiều khiến công chứng bớt hẳn đi. Ví dụ trước đây phải đi photo hộ khẩu, đến công chứng xác minh hộ khẩu, nhưng giờ không còn hộ khẩu giấy nữa. Trước đây, đi làm hộ chiếu, đăng ký xe máy phải mang một tập giấy tờ, công chứng xác nhận... để xác nhận địa vị pháp lý. Còn hiện nay, căn cước công dân là giấy tờ duy nhất xác định địa vị pháp lý của người dân, chỉ cần một số định danh đó là giao dịch được trên môi trường điện tử. Có thể khám sức khoẻ, xác nhận thuế, bảo hiểm y tế...Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên thảo luận
Chủ tịch nước Tô Lâm cũng yêu cầu, phải xem công chứng thế nào, phục vụ cái gì, làm gì trong hệ thống hành chính tư pháp và phải phục vụ nhân dân cao nhất. Cần rà soát lại tổng thể hơn để Luật Công chứng (sửa đổi) đi vào cuộc sống và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi hơn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải vào cuộc, quy định cái nào là công chứng và công chứng là phải chuẩn để cải cách hành chính...
#Công chứng Đà Nẵng; #Công chứng Hải Châu; #Công chứng Bảo Nguyệt; #uy tín
Các bản tin khác
- CHÍNH THỨC CẤP SỔ ĐỎ MẪU MỚI CÓ MÃ QR, NGƯỜI DÂN TRA CỨU ĐƯƠC 5 THÔNG TIN
- TỪ 2025, BỎ QUY ĐỊNH CHỦ XE PHẢI ĐỔI ĐĂNG KÝ, BIỂN SỐ KHI CHUYỂN CƯ TRÚ TỈNH KHÁC
- PHÔI "SỔ HỒNG, SỔ ĐỔ" THEO THÔNG TƯ 23/2014/TT-BTNMT ĐƯỢC TIẾP TỤC SỬ DỤNG ĐẾN HẾT NĂM 2024
- BẢNG GIÁ ĐẤT THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 SẼ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐẾN HẾT NĂM 2025
- QUY ĐỊNH MỚI VỀ CẤP "SỔ ĐỎ" VỚI ĐẤT DO LẤN, CHIẾM, SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG ĐÚNG MỤC ĐÍCH ĐƯỢC GIAO
- NHIỀU CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 1/8
- QUY ĐỊNH MỚI VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
- 9 TRƯỜNG HỢP CẤP ĐỔI "GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT" TỪ NGÀY 01/8
- CÓ ĐƯỢC THẾ CHẤP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở XÃ HỘI ĐỂ VAY VỐN?
- THỦ TỤC LÀM CĂN CƯỚC KHI MỘT NGƯỜI CÓ HAI GIẤY KHAI SINH
- QUY ĐỊNH VỀ CẤP SỔ ĐỎ CHO HỘ GIA ĐÌNH ĐANG SỬ SỤNG ĐẤT MÀ KHÔNG CÓ GIẤY TỜ
- THỦ TỤC, THẨM QUYỀN TIÊU HỦY SỔ ĐỎ
- QUY ĐỊNH VỀ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT
- LUẬT ĐẤT ĐAI 2024: QUY ĐỊNH XỬ LÝ DIỆN TÍCH ĐẤT THỰC TẾ CHÊNH LỆCH VỚI SỔ ĐỎ
- SANG TÊN SỔ ĐỎ THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2024: CÓ NHỮNG THAY ĐỔI GÌ?
- VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG BẢO NGUYỆT - XUÂN GIÁP THÌN 2024
- TRÌNH CHÍNH PHỦ MỨC TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG 6% TỪ NGÀY 1/7/2024
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024 CỦA VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG BẢO NGUYỆT
- TÓM TẮT 09 NỘI DUNG THAY ĐỔI LỚN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI
- 6 ĐIỂM MỚI, NỔI BẬT TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI VỪA ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA