Câu chuyện về số nhà không còn mới nhưng nên nhắc lại, bởi tình trạng loạn số nhà vẫn gây nhiều rắc rối cho sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý xã hội và các hoạt động khác.
Số nhà không theo thứ tự (ảnh trái) và một nhà có hai biển số nhà khác nhau.
Lộn xộn
Rắc rối thường gặp nhất là lộn xộn về số nhà. Phố mới lộn xộn đã đành, phố cũ nhiều nơi vẫn loạn xạ. Nhiều khi một số có đến mấy nhà, đang số chẵn thành số lẻ và ngược lại, đang tiến bỗng lùi, đang đánh số bình thường bỗng chêm vào hàng chục số “không giống ai”,...
Chạy dọc trên đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà), người đi đường dễ dàng nhận ra số nhà “biến hóa” một cách khó hiểu. Theo quan sát của phóng viên, chỉ cần đi vài trăm mét ở đầu đường bên số chẵn đã thấy sự “không ngăn nắp” trong việc đánh số nhà. Đang theo một mạch số thứ tự thì số nhà ở nhiều đoạn trên tuyến đường này bị ngắt lại. Chẳng hạn, kế tiếp số nhà 166 của Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng phải là số 168 nhưng lại chen vào số 72 một cách vô lý. Có nhà lại có đến hai biển số, bên phải là 752, bên trái là 394; hoặc ở trên là 50, ở dưới là 142, khiến nhiều người giao gas, giao nước, hoặc tìm đến giao dịch không biết những nhà đó dùng biển số nào là đúng. Lộn xộn như vậy khiến tuyến đường này trở thành một “mê cung” những con số không có điểm đầu, điểm cuối.
Nhiều tuyến đường cũng thực sự khôi hài khi có nhiều nhà dùng hai biển số nhưng lại là tên của hai con đường khác nhau. Chạy dọc đường Hải Phòng (quận Hải Châu), nhiều người thắc mắc vì sao ở nhiều nhà lại là đường Nguyễn Hoàng? Chẳng hạn phía trên số nhà 146 Hải Phòng là số nhà 92 Nguyễn Hoàng. Rồi trùng nhiều số nhà trong cùng một phố, chuyện người dân tự đánh thêm số nhà xảy ra ở nhiều tuyến đường: Phan Châu Trinh, Hùng Vương, Nguyễn Công Trứ... đã khiến cho bao người, ngay cả người Đà Nẵng cũng không thể tìm được địa chỉ nơi mình cần đến. Nhiều nhà còn tự ý làm biển số nhà khi thì bằng giấy cắt dán, khi thì bằng tấm bảng, chỗ quá lớn, chỗ thì quá nhỏ, dẫn đến việc thiếu đồng bộ trên nhiều tuyến đường.
Nhiều tuyến đường cũng thực sự khôi hài khi có nhiều nhà dùng hai biển số nhưng lại là tên của hai con đường khác nhau. Chạy dọc đường Hải Phòng (quận Hải Châu), nhiều người thắc mắc vì sao ở nhiều nhà lại là đường Nguyễn Hoàng? Chẳng hạn phía trên số nhà 146 Hải Phòng là số nhà 92 Nguyễn Hoàng. Rồi trùng nhiều số nhà trong cùng một phố, chuyện người dân tự đánh thêm số nhà xảy ra ở nhiều tuyến đường: Phan Châu Trinh, Hùng Vương, Nguyễn Công Trứ... đã khiến cho bao người, ngay cả người Đà Nẵng cũng không thể tìm được địa chỉ nơi mình cần đến. Nhiều nhà còn tự ý làm biển số nhà khi thì bằng giấy cắt dán, khi thì bằng tấm bảng, chỗ quá lớn, chỗ thì quá nhỏ, dẫn đến việc thiếu đồng bộ trên nhiều tuyến đường.
Khó khăn trong xử lý
Thành phố đã ban hành nhiều quyết định liên quan đến việc đánh số, gắn biển số nhà. Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 27-9-2006 ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc về trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện và UBND các phường, xã. Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 30-1-2008 quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp biển số nhà trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện vẫn chưa được nghiêm túc, dẫn đến tình trạng tùy hứng đánh số nhà, thậm chí người dân thích số nào lấy số đó, nếu trùng thì thêm A, B, C... vào. Tại những tuyến phố mới mở rộng, các tuyến phố chạy qua nhiều phường, quận… việc gắn biển số nhà càng “tùy hứng”.
Trả lời về tình trạng lộn xộn số nhà trên một số tuyến đường, anh Nguyễn Thái Dương, cán bộ Địa chính - Xây dựng phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) cho biết, khi chỉnh trang đô thị, nhiều tuyến đường được cấp số mới nhưng người dân vẫn sử dụng lại số cũ một phần tiện cho việc kinh doanh, phần khác do kiêng cử cho rằng số nhà cũ giúp họ “ăn nên làm ra” nên họ không muốn đổi số mới. Bà N.T.T, sống trên đường Ngô Quyền cho biết: “Nhà tôi buôn bán đã lâu. Các giao dịch người ta đều thông qua số nhà cũ nên chúng tôi vẫn giữ số nhà cũ. Giờ mà thay đổi số nhà mới thì rất khó khăn”. Anh Dương cũng cho biết đã tích cực vận động người dân và thông báo cho họ trước 15 ngày phải dỡ biển số cũ nhưng đến nay mọi chuyện vẫn đâu vào đấy.
Theo Phòng Quản lý đô thị quận Sơn Trà cho biết, hiện tỷ lệ gắn biển số nhà trên địa bàn quận đạt trên 80%, số còn lại đang chờ bổ sung sau. Việc gắn hay thay đổi biển số nhà phải theo trình tự quy định, người dân không được tự ý làm, tuy nhiên người dân vẫn cố tình vi phạm.
Loạn số nhà đã xảy ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Một phần do ý thức của người dân, một phần do cơ quan chức năng chưa mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm. Vì vậy, tình trạng “loạn số nhà” trên nhiều tuyến đường tồn tại quá lâu. Chính quyền địa phương một số nơi thừa nhận có ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và công tác quản lý, nhưng chưa biết khắc phục ra sao.
Bài và ảnh: HOÀNG HÂN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Thu hồi rừng để thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Tây Nam Suối Đá
- Mua nhầm đất quy hoạch
- Người nước ngoài mua nhà tại VN cần điều kiện gì?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015
- Thuế nhập khẩu ô-tô sẽ giảm
- Chỉ có 32 trường hợp mua nhà ở chung cư
- Đà Nẵng yêu cầu các dự án chậm tiến độ phải báo cáo trước ngày 20/11
- Triển khai một số dự án công viên trên địa bàn thành phố
- Bất động sản nóng cuộc đua săn vốn ngoại
- Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
- InterContinental Danang: Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất Châu Á 2015
- Rầm rộ săn đất nông trại
- Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm!
- Di dời khu “ổ chuột” chợ Cồn: Dân ồ ạt bán nhà
- Căn hộ thông minh – Xu hướng nóng trên thị trường BĐS cao cấp
- Đường Phạm Hồng Thái: Tuyến phố ẩm thực đêm
- Hộ nợ tiền sử dụng đất tái định cư được cấp phép xây dựng nhà ở
- Được vay đến 80% trong 15 năm để mua nhà ở xã hội
- Sẽ có thêm chính sách hỗ trợ người dân mua nhà
- InterContinental Danang: Đạt danh hiệu "Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất châu Á 2015"